Vẩy nến là bệnh mãn tính, các nghiên cứu cho thấy một người có phát triển bệnh vảy nến hay không tùy thuộc vào các yếu tố kích hoạt.
Bệnh vẩy nến thường gặp ở những người có gen HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt, gen HLA-CW6 được tìm thấy ở 87% bệnh nhân vảy nến. Hệ miễn dịch vì một lý do nào đó đã bị kích hoạt sai lầm, làm tăng tốc chu kỳ tăng trưởng của tế bào da giữa các phản ứng miễn dịch khác.
Dr Michael Tirant tư vấn miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
Những yếu tố khởi phát bệnh
Hiện tượng Koebner là các tổn thương da. Các yếu tố khởi phát bệnh bao gồm: vết cắn động vật, bỏng, sấy điện, tróc da, đông lạnh, sự cọ xát, vết thương do súng đạn, côn trùng đốt, rách da, cắt móng tay, đi giày quá chật; sự chèn ép, cạo râu, phẫu thuật ghép, đường rạch phẫu thuật, lột băng vải, mút ngón tay, tia X, bỏng nắng, xăm mình (gây chấn thương da).
Ngoài ra, bệnh vẩy nến còn bị kích hoạt bởi các nguyên nhân: lo lắng, trầm cảm, bệnh tâm lý; bị tác động của một số loại thuốc: thuốc kháng sốt rét như Doxycycline chloroquine; Lithium điều trị trầm cảm hay rối loạn tâm thần, ức chế men chuyển: thuốc điều trị cao huyết áp; thuốc kháng viêm như ibuprofen hay indomethacin; ức chế bêta: dùng cho bệnh nhân suy tim; corticosteroid: được kê toa cho nhiều bệnh khác nhau. Sự ngừng thuốc ở liều tương đối cao một cách đột ngột cũng có thể là một yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến.
Ở một số người, thường là trẻ em và những người trẻ, một dạng vảy nến được gọi là vảy nến thể giọt hình thành sau một đợt nhiễm trùng họng do streptococcus, nhiễm trùng hô hấp trên. Người có hệ miễn dịch suy yếu như là bệnh nhân HIV sẽ dễ bị vảy nến hơn.
Những yếu tố làm bệnh trầm trọng hơn
Có một số yếu tố kích hoạt thứ phát và những yếu tố này làm trầm trọng tình trạng bệnh một khi nó được kích hoạt, sẽ tiếp tục làm cho tình trạng xấu hơn như uống rượu bia, hút thuốc lá.
Người bệnh vẩy nến cũng sẽ có triệu chứng trầm trọng khi tiếp xúc với hoá chất, ví dụ sản phẩm tẩy rửa ở trong nhà hay trong nhà máy (có thành phần cơ bản là chlorine) thuốc diệt gián hay bọ chét, hít khói thuốc lá thụ động; những sản phẩm làm tóc như thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc; sơn, sơn mài, chất pha loãng, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nickel và thuốc nhuộm da…
Nếu đang bị vẩy nến, bạn nên lưu ý ngay khi cơ thể bị mất nước, táo bón hay tiêu chảy, thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố, phản ứng với thời tiết, ví dụ như trời chuyển lạnh.
Bạn cũng không nên ăn các thực phẩm bất lợi khi bị vẩy nến (có tính acid hay có tính lợi tiểu): cà chua, ớt, ớt chuông, trái cây chua họ cam, chanh, dâu, khóm, nước ngọt có ga, đồ ăn ngọt (chocolate, bánh ngọt, kem, kem lạnh), trà, cà phê, thịt đỏ, phụ gia thực phẩm, các chất bảo quản.
Không phải tất cả bệnh nhân vảy nến sẽ phản ứng với tất cả yếu tố kích hoạt nêu trên, điều tốt nhất nên làm là ghi nhận lượng thực phẩm, nước uống… đã tiêu thụ. Điều đó phụ thuộc vào việc bạn ngủ như thế nào, bạn đã trải qua những căng thẳng nào, có tiếp xúc với hoá chất và những yếu tố môi trường khác không và đồng thời theo dõi triệu chứng của bạn. Ví dụ: ngứa tăng lên, cảm giác kích thích, xuất hiện những sang thương mới, hay sang thương cũ trở nên tệ hơn…
Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 87 Trần Não, quận 2, TP HCM và 114A Mai Hắc Đế, Hà Nội áp dụng phương pháp Dr Michaels sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh vảy nến, bệnh viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác.
Phòng khám được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia. Phương pháp Dr Michaels do TS.BS Michaels Tirant (người Australia) phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị căn bệnh vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học tại nhiều nước châu Âu đã chứng minh giải pháp của TS Michaels Tirant đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Mộc Trà
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.