Thứ Năm, 19/04/2018 | 11:34

Người dân thường nói bệnh gút (gout) là “bệnh nhà giàu” do lạm dụng chất đạm, hải sản, nội tạng động vật… Lời dạy “cái miệng làm khổ cái thân” quả không sai. Ai đã từng bị bệnh gút mới thấu hiểu nỗi đau đớn đến nhường nào. Bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ hướng dẫn những người chớm bị bệnh gút giải pháp điều trị từ loại lá gia vị đơn giản mà hiệu quả – lá tía tô.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút xảy ra do có sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến tích tụ axit uric trong máu. Trong y khoa, việc tích tụ axit uric do nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric hoặc giảm thải quá ít hoặc do đồng thời cả hai nguyên nhân.

Các nguyên nhân khác như di truyền trong cơ thể đã có sẵn hàm lượng axit uric trong máu rất cao. Do mắc các thể bệnh như cao huyết áp, thận mãn tính, xơ vữa động mạch, bệnh tim, tiểu đường, người có hàm lượng cholesterol cao, người bị hẹp động mạch…Ngoài ra người có tiền sử bị các tổn thương về xương khớp cũng dẫn đến bệnh gút.

Tác dụng của lá tía tô

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens L. hay còn gọi là tử tô, xích tô (“tử”, “xích” có nghĩa là màu tím). Loại cây này còn là một vị thuốc thảo dược của Đông y bởi vị cay, tính ấm vào 3 kinh Phế – Tâm – Tỳ.

Trong Đông y, lá tía tô chữa hắt hơi sổ mũi, giảm ho hoặc nấu với các loại lá thơm khác để xông chữa cảm mạo. Lá non thì được dùng nấu cháo giải cảm, hạt dùng làm thuốc hạ khí trị ho suyễn; cành tía tô thì dùng làm thuốc an thai.

Lá tía tô chứa 0,3 – 1,3% lượng tinh dầu theo chất khô.Tinh dầu này chứa thành phần chủ yếu là perilla aldehyde, phenylpropanoid và β-caryophyllene có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Trong ẩm thực, lá tía tô còn có tác dụng khử mùi tanh hải sản, giải độc cua cá.

Ngoài lá, hạt tía tô chứa 40% dầu béo có thể làm dầu ăn và làm thuốc. Hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.

Sử dụng lá tía tô chữa gút & những lưu ý khi sử dụng

Trên thực tế, sự phát triển hay suy giảm bệnh gút luôn quan hệ mật thiết đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, liệu pháp tác động hiệu quả nhất để điều trị gút là tiện lợi, dùng thường xuyên, liên tục, để trở thành một thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Khi sử dụng lá tía tô, người bệnh có thể ăn sống hoặc nấu với các loại canh như canh đậu, chuối…. Ngoài ra có thể sử dụng bột tía tô như một thức uống hàng ngày. Các nghiên cứu khoa học cho thấy trà bột tía tô có hương vị thơm ngon có rất nhiều tác dụng tích cực trong điều tị bệnh gút.

Phương pháp: Người bệnh dùng nước bột tía tô hãm đặc uống hoặc có thể đồng thời hòa bột tía tô với nước chín, đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ  làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ.

Đề phòng bệnh tái phát, người bệnh nên dùng bột tía tô rắc cơm ăn hàng ngày như một loại gia vị. Khi thấy các khớp xương có biểu hiện bị sưng tấy thì dùng bột tía tô hãm nước uống như uống trà sau đó dùng bã bột đắp vào chỗ khớp bị sưng để chặn cơn đau lại.

Trường hợp gút phát tác, rửa thật sạch 6-12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Theo Kinh nghiệm của các bậc tiền bối sau 30 phút cơn đau sẽ thuyên giảm.

Lưu ý: Không sắc nước lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất tinh dầu trong lá. Bột tía tô không có tác dụng phụ, lại có công hiệu nhanh nên người bệnh có thể yên tâm dùng để điều trị bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô trong điều trị bệnh gút

Bài liên quan: Những bài thuốc chữa bệnh từ cây kinh giới

Sưu tầm

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook