Đường còn có hại hơn chất béo nếu như bạn nạp quá nhiều vào cơ thể bởi nó có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch, tiểu đường,… Nhưng làm thế nào để biết mình đã ăn quá nhiều đường hơn tiêu chuẩn. Chuyên gia dinh dưỡng và thải độc Autumn Bates đã chia sẻ 1 số dấu hiệu kín đáo cho thấy bạn cần cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
Mất cân bằng hoóc môn
Với phụ nữ, ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố, đặc biệt là những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
Đa nang buồng trứng đang trở thành 1 đại dịch ở chị em tuổi 20-30. Hai yếu tố chính dẫn tới tình trạng này là căng thẳng và nạp thừa đường.
Buồng trứng đa nang liên quan với tình trạng kháng insulin, có thể xảy ra khi có quá nhiều đường trong chế độ ăn uống.
Cần nhớ, ngay cả khi hội chứng buồng trứng đa nang không phải do đường thì bạn cũng có thể kiểm soát bằng cách giảm lượng đường nạp vào cơ thể, từ trái cây cho đến ngũ cốc tinh chế.
Sức khỏe răng miệng kém
Ăn quá nhiều đường sẽ làm cho sức khỏe răng miệng kém. Có rất nhiều vi khuẩn trong miệng khi bạn ăn nhiều đường. Các vi khuẩn lấy fructose từ đường để tạo ra axit lactic, nó sẽ làm hỏng men răng cũng như gây ra các vấn đề về miệng như hôi miệng và sâu răng.
Tâm trạng thất thường
“Một chế độ ăn nhiều đường có thể khiến cảm xúc trở nên thất thường. Đó là do sự tăng lên và giảm đi của lượng đường trong máu. Điều này xảy ra khi đường được hấp thu quá nhanh vào máu và rồi lại đột ngột giảm xuống. Sự suy giảm này sẽ khiến bạn cảm thấy buồn bã, tức giận, lo lắng, bực bội cũng như thấy thực sự đói”, Bates giải thích.
Hạn chế đồ ăn ngọt sẽ giúp cân bằng tâm trạng và giúp bạn có cảm xúc tích cực hơn.
Đau đầu
Bạn bị chứng đau nửa đầu hành hạ mỗi tháng? Đó có thể là do sự tăng giảm đột ngột lượng đường trong máu (thường gặp khi ăn nhiều đường). Triệu chứng chung của hạ đường huyết thường là đau đầu hay nửa đầu. Và nếu bạn thường xuyên bị đau đầu thì hẳn là do bạn đã ăn quá nhiều đường.
Mụn
Đường có thể khiến da dẻ của bạn như thể đang dậy thì.
“Sử dụng nhiều đường có thể liên quan với sự mất cân bằng nội tiết tố. Sự mất cân bằng này có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng một trong những dạng phổ biến là mụn trứng cá”.
Để da luôn đẹp, chỉ cần cắt giảm lượng đường. Bạn sẽ thấy những bức ảnh trước và sau khi “kiêng” đường sẽ khác biệt thế nào.
Nâng cao nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2
Quá nhiều đường dẫn tới tăng insulin trong máu của bạn, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 – căn bệnh của khoảng 300 triệu người trên thế giới.
Khi bạn ăn nhiều đường sẽ dẫn đến sự tích tụ các chất béo trong gan. Theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy, các tế bào beta trong tuyến tụy của bạn sẽ bị ảnh hưởng và mất khả năng sản xuất đủ insulin.
Không thể giảm cân
Nếu bạn tập thể dục liên tục và ăn uống lành mạnh mà cân nặng không hề suy chuyển thì đó là lúc bạn cần xem lại lượng đường đã nạp vào cơ thể.
“Khi 1 lượng đường liên tục nạp vào sẽ khiến cơ thể không cần huy động đến lượng mỡ đang tích tụ khắp nơi.
Do đó, nếu muốn “tiêu hủy” chất béo đang dồn ứ trong cơ thể thì cách duy nhất là bỏ đồ ăn ngọt.
Điều chắc chắn là phần lớn chúng ta, dù không thể loại bỏ hoàn toàn, vẫn có thể cắt giảm đáng kể hàm lượng đường hấp thụ.
Dù chúng ra không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng vẫn có thể cắt giảm đáng kể hàm lượng đường tiêu thụ. Theo như cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo người dân nên cắt giảm đồ uống và thực phẩm chứa đường bổ sung, đồng thời tìm kiếm các lựa chọn tương đương nhưng có lượng đường thấp như nước hoặc sữa thay vì nước ngọt có ga, kem phô mai thay vì mứt hoặc mứt cam, súp thay vì bánh bột ngô nướng…
Yhocvn.net (Nguồn Dân trí)
Chưa có bình luận.