Tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ đái tháo đường, bệnh tim mạch, cải thiện tâm trạng… là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của vỏ chuối.
Giá trị dinh dưỡng của chuối
Phần thịt của quả chuối cỡ trung bình chứa hàm lượng dinh dưỡng cao:
– 12% chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ đái tháo đường.
– 17% vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển.
Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan tốt cho sức khỏe
– 20% vitamin B6 – giúp hỗ trợ khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng của cơ thể.
– 12% kali – giúp tăng cường sự phát triển của các tế bào, các mô và các cơ quan trong cơ thể.
– 8% magne giúp tăng cường sản xuất năng lượng cho cơ thể, điều hòa nồng độ glucose và huyết áp.
Nếu bỏ qua vỏ chuối, bạn cũng bỏ phí một lượng lớn các chất dinh dưỡng khác.“Vỏ chuối cũng có chứa một lượng lớn vitamin B6 và vitamin B12, magne, kali, chất xơ và protein”, chuyên gia dinh dưỡng Laura Flores nói trên tạp chí LiveScience.
Lợi ích sức khỏe của vỏ chuối:
Tốt cho tiêu hóa, giảm đau tim, đái tháo đường
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong vỏ chuối giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, giảm chứng táo bón. Lượng chất xơ có trong vỏ chuối cũng giúp làm giảm nguy cơ đau tim, ngăn ngừa đái tháo đường.
Vỏ chuối giúp giảm táo bón, ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ đái tháo đường
Giảm cholesterol
Lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan trong chuối giúp giảm nồng độ cholesterol, đặc biệt là các loại cholesterol “xấu” LDL.
Cải thiện tâm trạng
Vỏ chuối cũng có chứa hợp chất tryptophan. Đây là một dạng acid amin thiết yếu cho việc sản xuất hormone serotonin giúp tăng cường tâm trạng. Hợp chất này cũng được tìm thấy trong thịt chuối.
Ăn cả vỏ chuối giúp cải thiện tâm trạng
Chống oxy hóa
Vỏ chuối có chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol và carotenoid. Nghiên cứu cho thấy vỏ chuối xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn chuối chín.
Tăng cường thị lực
Một dạng chất chống oxy hóa được tìm thấy trong vỏ chuối là lutein – giúp giảm stress, trung hòa các gốc tự do trong các cơ quan trong cơ thể.
Lutein cũng được biết đến nhờ khả năng bổ sung dưỡng chất cho đôi mắt, làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, lọc ra các tia UV có hại và bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.
Cách thêm vỏ chuối vào chế độ ăn hàng ngày
Trong khi phần thịt của quả chuối rất mềm, ngọt thì phần vỏ dày, xơ và hơi đắng. Để ăn được vỏ chuối, bạn có thể pha chúng cùng sinh tố, hoặc chiên, nướng, luộc, xào trong ít nhất 10 phút. Nhiệt độ sẽ giúp phá vỡ cấu trúc sợi của vỏ chuối, giúp chúng dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Ốc nấu chuối đậu – một trong những món ăn thuần Việt tận dụng cả quả chuối xanh
Ngoài ra, quá trình nấu chín cũng giúp vỏ chuối mềm và ngọt hơn. Đó là do hormone thực vật tự nhiên được gọi là ethylene chỉ được giải phóng khi chúng được làm chín.
Chuối càng chín thì càng mềm do ethylene tương tác với đường và chất xơ trong vỏ chuối, thay đổi đường phức thành đường đơn, phá vỡ các peptin (một dạng chất xơ trong chuối giúp chúng chắc hơn).
Hoài Thương H+ (Theo Businessinsider.com)
Nguồn: Health+
Chưa có bình luận.