Thứ Ba, 30/01/2018 | 17:07

Bánh mì là món ăn phổ biến của đại đa số các quốc gia trên thế giới bởi tính tiện dụng. Tuy nhiên, nó lại không phải là loại thực phẩm hoàn toàn có lợi đối với sức khỏe. Dưới đây là những lý do bạn không nên ăn quá nhiều bánh mì.

Những thành phần chính của bánh mỳ

Bánh mì là một thực phẩm chế biến từ bột mì từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước sau đó đem đi nướng. Trải qua một chiều dài lịch sử, bánh mỳ đã trở thành một món ăn quen thuộc của người dân trên toàn thế giới.

Tùy thuộc vào phong tục tập quán địa phương, bánh mì có thể được ăn với các hình thức khác nhau tại bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Nó cũng được ăn như một món ăn nhẹ, hoặc sử dụng như một thành phần trong chế phẩm ẩm thực khác như các món chiên được bọc trong những lớp bánh mì để không bị dính, hoặc làm thành phần chính của một bánh mì pudding…

Vì sao không nên chọn bánh mỳ làm thực đơn hàng ngày

Gây mệt mỏi

Bánh mì có chứa các chất protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng mệt mỏi liên tục.

Các nhà khoa học cho biết việc sử dụng bánh mì trắng thường xuyên dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, ảnh hưởng hoạt động bình thưởng của não bộ và đây là lý do khiến chúng ta không nên chọn bánh mỳ làm thực đơn hàng ngày.

Không có nhiều chất dinh dưỡng

Không giống như các loại thực phẩm khác, bánh mì (đặc biệt là bánh mì trắng) và các sản phẩm chế biến từ bánh mì có thể đáp ứng nhu cầu khi đói nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong y khoa, thường xuyên ăn bánh mì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh lưu ý không nên lạm dụng loại thực phẩm này  trong thời gian dài. Hãy lựa chọn các loại bánh chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc để có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn.

Chứa nhiều muối

Hầu hết bánh mì đều chứa rất nhiều muối, đặc biệt khi kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác.

Do đó khi bạn ăn các loại bánh mì này đồng nghĩa với việc đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức cho phép.

Tăng đường huyết

Bánh mì được làm từ bột ngũ cốc, cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa nhanh chóng thành glucose trong máu, kích thích sản xuất các hormone béo insulin.

Qua nghiên cứu cho thấy, bánh mì còn có chỉ số đường huyết GI cao hơn so với các loại kẹo ngọt. Đặc biệt, lượng đường trong máu tăng giảm liên tục có thể khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng. Điều này tiếp tục gây ra một chu kỳ ăn thường xuyên, dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Lời khuyên: Chỉ nên ăn bánh mỳ từ 2lần/tuần.

Tăng cân

Nếu bạn ăn quá nhiều bánh mì, tất cả tinh bột, muối, đường tinh chế và chất bảo quản có trong bánh có thể gây béo phì. Vì vậy, nên ăn ở mức độ vừa phải.

Khó tiêu hóa

Gluten trong bánh mì khó tiêu hóa, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như táo bón, rối loạn tiêu hóa nếu ăn thường xuyên, đặc biệt ở người già và trẻ em. Do đó các chuyên gia nên ăn kèm bánh mỳ với các món ăn khác để đảm bảo thực đơn luôn phong phú, đầy đủ dinh dưỡng.

Theo Boldsky & Dân Việt

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook