Thứ Tư, 02/05/2018 | 16:23

Các loại thực phẩm được chế biến từ đồ nếp như bánh chưng, các loại xôi, bánh dẻo…hấp dẫn mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ăn nhiều đồ nếp sẽ dẫn đến tăng cân và gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân bị tiểu đường, nóng trong, đầy hơi, khó tiêu…

Tính chất đặc trưng của gạo nếp

Việt Nam nổi tiếng với các loại gạo nếp thơm ngon, bổ dưỡng như nếp nương Điện Biên; gạo nếp cái hoa vàng; gạo nếp tú lệ; gạo nếp Ngỗng…

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thông thường, gạo nếp không chứa gluten tiêu hóa và gliadin, vì vậy rất an toàn cho chế độ ăn không có gluten. Điểm đặc biệt của gạo nếp với các loại gạo khác là gạo nếp không chứa amyloza hoặc chứa không đáng kể, ngược lại chứa hàm lượng amylopectin rất cao.

Theo các chuyên gia, chính chất amylopectin đã tạo ra chất dính đặc trưng của gạo nếp.

Những người không nên ăn đồ nếp

Do trong gạo nếp có chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng nên loại gạo này khi nấu lên ăn thường rất khó tiêu, vì vậy một số người không nên ăn.

Người bị nhiệt miệng

Theo Lương Y Vũ Quốc Trung, gạo nếp là bài thuốc điều trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai.

Tuy nhiên trong Đông y, gạo nếp được khuyến cáo kiêng với những người nhiệt miệng, bị bệnh có sốt, chướng bụng….

Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ

Đối với những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều nếu ăn xôi, các loại bánh có chất dẻo dẫn đến khó tiêu càng làm tình trạng nặng thêm.

Ngoài ra nững người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.

Người mắc tiểu đường, tim mạch

Những người bị bệnh tiểu đường hoặc tim mạch đều không nên ăn các món được điều chế từ gạo nếp.

Nguyên nhân do trong thành phần gạo nếp có chứa rất nhiều tinh bột, đường và các chất béo trong các loại thực phẩm ăn kèm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch và quá trình sản sinh ra insulin của tuyến tụy.

Người bị tăng cân

Theo các chuyên gia, trong 100g gạo nếp có chứa 344 kcal. Đặc biệt, đặc tính dẻo, dính nên đồ nếp thường chứa năng lượng nạp vào cao hơn cơm tẻ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người ăn cơm nếp bị tăng cân nhanh chóng.

Lời khuyên: Ăn uống đa dạng bao gồm tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Nếu ăn đồ nếp chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào buổi tối.

Người mắc bệnh dạ dày

Các chuyên gia khuyên những người có vấn đề về hệ tiêu hóa, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, đau dạ dày… không nên ăn đồ nếp.

Nguyên nhân do đỗ xanh, gạo nếp mặc dù lành nhưng lại tạo ra hơi khiến người bị dạ dày luôn ợ chua, khó chịu.

Đồ nếp: Món khoái khẩu nhưng có những người không nên ăn

Theo Motthegioi.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook