Thứ Bảy, 17/11/2018 | 15:30

Nhiễm khuẩn hoại tử dưới da là những nhiễm khuẩn nặng gây hoại tử các mô dưới da. Nhiễm khuẩn tại bộ phận sinh dục nam gọi là bệnh Fournier. Các nhiễm khuẩn này do một hỗn hợp các vi khuẩn háo khí và kỵ khí, thường thấy nhất là các liên cầu khuẩn háo khí không thuộc nhóm A và các trực khuẩn háo khí Gram âm, cầu khuẩn kỵ khí Gram dương và các Bacteroides.

Nơi bị bệnh thường rất đau, lớp da trên đỏ, nóng và sưng lên. Bệnh tiến triển có thể gây hoại thư da, nóng sốt, nhiễm độc toàn thân, tim đập nhanh, suy sụp tâm thần. Thường tiêu giảm khối nội mạch, hạ huyết áp.

Bệnh có tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Cần xác định Gram của vi khuẩn trong mủ để quyết định chọn loại kháng sinh. Trong khi chờ nuôi cấy có thể cho dùng gentamicin phối hợp với clindamycin, hoặc cefoxitin hay cefotetan dùng riêng lẻ, cần cắt bỏ rộng phần mô bị hoại tử thậm chí có thể phải cắt bỏ hẳn một chi.

Các nhiễm trùng tiếp sau là những áp xe. Đó là sự tập trung mủ trong mô các cơ quan và các khoang có giới hạn do bị nhiễm khuẩn.

Áp xe vùng bụng có ba loại:

1) trong đáy chậu

2) sau đáy chậu

3) Thuộc nội tạng.

Hầu hết các áp xe này đều gây sốt, tăng bạch cầu và tốc độ lắng hồng cầu. Đau nhức thường xảy ra gần nơi có áp xe. Có thể sinh tắc ruột, biếng ăn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Các vi sinh thường thấy trong các áp xe này nhiều nhất là những trực khuẩn háo khí Gram âm như Escherichia coli và Klebsiella cùng các vi khuẩn kỵ khí, nhất là các Bacteroides fragilis. Để điều trị thì với những bệnh nhân có chức năng thận bình thường có thể cho dùng phối hợp gentamicin 1,5 mg uống 8 giờ một lần và clindamycin 600 mg truyền tĩnh mạch 6 giờ một lần hoặc metranidazol. Có thể dùng thay thế bằng cefoxitin 2 g 6 giờ một lần hoặc cefotetan 1 g 12 giờ một lần. Hầu hết các áp xe loại này đều cần dẫn lưu bằng phẫu thuật hoặc bằng ống thông xuyên da.

Áp xe bên trong màng bụng có ba loại:

1) Dưới cơ hoành,

2) Giữa bụng

3) Vùng bụng.

Áp xe dưới cơ hoành

Áp xe dưới cơ hoành là áp xe xảy ra tại khoảng trống nằm phía dưới cơ hoành và phía trên kết tràng ngang, chia thành bốn khu vực, bên phải là các khu vực trên gan và dưới gan, bên trái là khu vực trên gan và dưới gan thông nhau và một khu vực dưới dạ dày và phía trước tuyến tụy.

Hầu hết các áp xe dưới cơ hoành tại khu vực nào là tại ở đó có một bệnh, một tổn thương hoặc đã diễn ra một phẫu thuật. Khi bị áp xe dưới cơ hoành, bệnh nhân thấy nóng sốt, biếng ăn, giảm cân, ho khan, đau vùng ngực, khó thở, đau nhức Vai, đau vùng bụng v.v…

Áp xe dưới cơ hoành có thể là nguyên nhân gây viêm mủ màng phổi, nên ép tĩnh mạch chủ dưới và gây phù chi dưới. Tỷ lệ tử vong từ 25 đến 40%. Điều trị bằng cách phẫu thuật dẫn lưu hoặc đặt ống thoát xuyên qua da. Dùng kháng sinh phụ trợ cho liệu pháp trên. Bệnh nhân cần đuợc dinh duỡng đầy đủ.

Các áp xe giữa bụng

Các áp xe giữa bụng nằm giữa kết tràng ngang và chậu. Các áp xe ở phần tư bên phải dưới thường là do những biến chứng của viêm ruột thừa. Bệnh nhân thấy sốt, nhạy cảm đau và thấy có khối cứng; khối cứng này có thể liên quan đến viêm ruột thừa cấp, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột non.

Điều trị bằng liệu pháp kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu mủ hoặc qua ống xuyên da. Áp xe do ruột thừa thường có thể chỉ dùng liệu pháp kháng sinh cũng giải quyết được. Các áp xe ở phần tư bến trái dưới thường do thủng túi thừa ở kết tràng xuống hoặc kết tràng sigma. Bệnh nhân thấy đau, biếng ăn, buồn nôn, tiếp theo là sốt, tăng bạch cầu và xuất hiện khối cứng sờ thấy được Điều trị dùng Biện pháp kháng sinh kết hợp với phẫu thuật, có một số áp xe chỉ dùng kháng sinh cũng giải quyết được. Các áp xe giữa cuộn là ở giữa vùng bề mặt nhăn nheo của ruột non và ruột già cùng những mạc treo của chúng. Áp xe này là những biến chứng của thủng ruột, thủng chỗ nối hoặc của bệnh Crohn. Bệnh nhân thường sốt, tăng bạch cầu, nhạy cảm đau vùng bụng. Đĩều trị bằng phẫu thuật dẫn lưu và kết hợp dùng kháng sinh.

Các áp xe vùng chậu

Các áp xe vùng chậu thường là những biến chứng của viêm ruột thừa cấp, viêm khung chậu hoặc viêm túi thừa – kết tràng. Bệnh nhân thấy đau vùng bụng dưới, và tùy thuộc vị trí của áp xe mà bị tiêu chảy, tiểu cấp, tăng bạch cầu. Điều trị bằng phẫu thuật dẫn lưu mủ và kết hợp liệu pháp kháng sinh, cụ thể là nên dùng clindamycin hoặc metronida-zol kèm một aminoglycosid là tobramycin hoặc gentamicin trong khi chờ đợi kết quả nuôi cấy.

Áp xe ở khoang sau màng bụng

Áp xe ở khoang sau màng bụng là những biến chứng của viêm ruột thừa cấp, thủng kết tràng, thủng dạ dày – tá tràng, viêm ruột cục bộ hoặc viêm tuyến tụy. Bệnh nhân sốt, đau vùng bụng hoặc bên sườn, buồn nôn, nôn, giảm cân, đau háng, chân, đầu gối, có khối cứng sờ thấy được. Điều trị bằng phẫu thuật dẫn lưu kết hợp liệu pháp kháng sinh; có thể dùng ống thông xuyên da mà dẫn lưu và không nên quên có một số áp xe chỉ dùng liệu pháp kháng sinh cũng đủ để giải quyết.

Áp xe quanh thận

Áp xe quanh thận có thể là do vỡ một áp xe trong nhu mô thận, đo tụ huyết cầu từ một nhiễm khuẩn ở nơi khác theo đường huyết đến thận, do viêm thận – bể thận thường kèm sỏi thận. Bệnh nhân bị loại áp xe này thường là có bệnh đái tháo. Bị áp xe này, bệnh nhân thường sốt, ớn lạnh, đau một bên sườn hoặc vùng bụng, thường khó tiểu tiện và có khối cứng sờ thấy được. Đôi khi buồn nổn, nôn và tiểu tiện ra máu. Bệnh này có tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Điều trị dùng liệu pháp kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu mủ hoặc dùng ống thông xuyên da, thông tắc nghẽn và có khi phải cắt bỏ thận. Kháng sinh nên dùng lần gentamicin hoặc một cephalosporin thế hệ 3 như ceftazidin chẳng hạn.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook