Thứ Bảy, 17/11/2018 | 14:43

Áp xe da là một đám mủ tích tụ lại trên da gây sưng, đau ở mô mềm, xung quanh có ban đỏ. Có thể kèm theo áp xe da là bị viêm mô tế bào tại chỗ, viêm hạch và viêm mạch bạch huyết, tăng bạch cầu. Nếu không được điều trị, áp xe có thể dần dần phát triển một cách tự nhiên hoặc vỡ qua da, rò rỉ mủ ra ngoài da. Đôi khi nhiễm trùng có thể bị nhiễm vào máu và đe dọa đến tính mạng. Điều này thường xảy ra sau một nhiễm trùng do vi khuẩn và thường được gây ra bởi một loại vi khuẩn tụ cầu.

Áp xe có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể bạn, phổ biến nhất là ở nách, khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin), vùng xương cùng cột sống (áp xe nếp gấp mông), xung quanh răng (áp xe răng) và bẹn. Ngoài ra, còn rất nhiều loại áp xe như áp xe gan, áp xe não, áp xe vú, áp xe phổi, áp xe hậu môn, v.v.

Áp xe thường xuất hiện sau một chấn thương nhẹ ở da. Ở những áp xe vùng chậu thấy những vi sinh ky khí hoặc cả ky khí Iln háo khí. Ở những chỗ khác trên cơ thể cũng thường thấy những vi sinh loại này.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị áp xe?

Người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị áp xe thường xuyên hơn. Những người có bất cứ tình trạng nào sau đây sẽ có nguy cơ bị áp xe trầm trọng hơn, do khả năng phòng chống nhiễm trùng của cơ thể kém đi:

+ Ung thư

+ AIDS

+ Uống thuốc steroid lâu dài

+ Viêm loét đại tràng

+ Bệnh tiểu đường

+ Bệnh bạch cầu

+ Bệnh hồng cầu hình liềm

+ Rối loạn mạch máu ngoại biên

+ Bị bỏng nặng

+ Chấn thương nặng

+ Bệnh Crohn

+ Nghiện rượu hoặc lạm dụng tiêm trích ma túy

Các yếu tố nguy cơ khác đối với áp xe bao gồm tiếp xúc với môi trường bẩn, tiếp xúc với người bị mắc một số loại nhiễm trùng da, vệ sinh kém và tuần hoàn kém.

Điều trị áp xe

Sát khuẩn vùng áp xe, rạch áp xe và cho dẫn Iưu mủ, rửa sạch bằng dung dịch natri clorua 0,9%. Đắp gạc xốp và lấy đi sau 24 đến 48 giờ. Làm nóng cục bộ và nâng cao vùng bị đau giúp chóng hết viêm mô. Có thể uống thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook