Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, những người mắc hội chứng ruột kích thích đã giảm đau và giảm các triệu chứng đáng kể khi tuân thủ chế độ ăn ít FODMAP.
“FODMAP” là một loạt carbohydrate lên men có thể được tiêu hóa bởi đường ruột của những người khỏe mạnh mà không gây ra những triệu chứng tiêu hóa”, tác giả chính của nghiên cứu – bác sỹ Shanti L. Eswaran của Đại học Michigan cho biết. “Chúng tôi không thực sự chắc chắn tại sao nhưng những người mắc hội chứng ruột kích thích rất nhạy cảm với các loại carbohydrate lên men.” Chế độ ăn chứa nhiều FODMAP có thể làm gia tăng tình trạng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.
Theo các tác giả viết trên tờ American Journal of Gastroenterology, chế độ ăn ít FODMAP có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS.
Những loại thực phẩm chứa ít FODMAP
10 – 15% người Mỹ trưởng thành bị hội chứng ruột kích thích (IBS) – một rối loạn tiêu hóa thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già, biểu hiện bằng các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy và táo bón. Tình trạng này rất phổ biến ở những người dưới 45 tuổi. Mặc dù không có phương pháp điều trị triệt để, song chế độ ăn, các loại thuốc, chế phẩm sinh học probiotics và các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần có thể giúp hỗ trợ điều trị.
Hội chứng ruột kích thích là chứng bệnh rất phổ biến
Theo bác sỹ Eswaran, các hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn hiện tại đối với người bị hội chứng ruột kích thích là tránh các loại thực phẩm thiếu lành mạnh (chứa nhiều đường, muối và chất béo). Nên áp dụng chế độ ăn uống đúng giờ. Tuy nhiên, các biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã so sáng một nhóm bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích ăn chế độ ăn ít FODMAP với một nhóm bệnh nhân áp dụng chế độ ăn theo hướng dẫn của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (mNICE). Nhóm mNICE được chỉ định ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, tránh các loại thực phẩm như lúa mì, tinh bột, hạn chế trái cây, tránh chất làm ngọt nhân tạo sorbitol, tránh uống rượu và caffeine quá mức.
Sau nghiên cứu được tiến hành trong vòng 4 tuần, những bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn theo 2 cách và đánh giá hiệu quả tổng thể chúng. Theo đó, 52% ứng viên áp dụng chế độ ăn ít FODMAP nhận thấy hiệu quả trong 2 tuần, trong khi chỉ có 41% ứng viên áp dụng chế độ ăn mNICE nhận thấy có hiệu quả. Chế độ ăn ít FODMAP mang đến hiệu quả hỗ trợ điều trị cao hơn chế độ ăn tiêu chuẩn mNICE.
“Có rất nhiều phương pháp điều trị với người mắc hội chứng ruột kích thích, song không phải phương pháp nào cũng hiệu quả với tất cả mọi người”, Eswaran nói. “Chế độ ăn ít FODMAP là một phần của lựa chọn điều trị có thể cung cấp cho bệnh nhân. Đặc biệt với những người không đáp ứng điều trị với thuốc cũng như gặp phải các triệu chứng đau và sưng”, bà bổ sung.
Hoài Thương H+ (Theo Foxnews.com)
Nguồn: Health+
Chưa có bình luận.