Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:47

Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh chóng, cơ thể không thể lột da tế bào dư thừa này do đó những mảng vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp như sáp nến.

1. Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh chóng, cơ thể không thể lột da tế bào dư thừa này do đó những mảng vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp như sáp nến. Khi cạo vào mảng này vảy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây đèn cầy nên người ta gọi là bệnh vảy nến.Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới,  thường là từ 12 tuổi tới 40 tuổi, dân da trắng thường bị vẩy nến nhiều hơn người da mầu. Một nghiên cứu tiến hành tại Hoa Kỳ đã tìm thấy tỷ lệ nhiễm là 2,5% ở người da trắng và 1,3% ở người Mỹ gốc Phi. Nam nữ đều mắc bệnh nhiều như nhau.

Benh được chia làm 6 thể chính: vảy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đỏ da toàn thân, thể đảo ngược và thể khớp. Vì vậy việc điều trị phụ thuộc vào các thể bệnh, mức độ nặng nhẹ và diện tích thương tổn. Có 3 bước tiếp cận là: thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc đường uống (toàn thân) và quang hoá trị liệu. Thông thường các thầy thuốc dùng phối hợp các phương pháp trên.

Tại Hoa Kỳ, gần 7,5 triệu người có bệnh vẩy nến và khoảng 150.000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm.

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh nhưng trên thực tế có một số yếu tố làm cho bệnh nặng như :

– Stress, chấn thương và nhiễm trùng

– Sử dụng một số loại thuốc như lithium, vài loại trị cao huyết áp (như ức chế beta, ức chế men chuyển) vài loại kháng viêm non – steroid (như ibuprofen)

– Tiêu thụ nhiều rượu hoặc thuốc lá

– Béo phì

– Thời tiết lạnh hoặc do một vài thực phẩm.

Bệnh vảy nên nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nhu : vảy nến toàn thân, ban da đỏ, biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh

3. Xác định bệnh vảy nến

Bác sĩ xác định bệnh qua hình thù, mầu sắc của vảy trên da, đôi khi lấy một chút mô ở vùng bệnh để tìm tế bào đặc biệt vảy nến.

4. Tiên lượng bệnh

Vẩy nến không lây lan vì không phải là bệnh truyền nhiễm. Trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da chẳng giống ai.

Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng; trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vẩy bao phủ 10% da.

Tế bào ở các vảy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vảy chùm đè lên nhau. Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay. Vảy nến ở lòng bàn tay, bàn chân gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi đứng, lao động chân tay. Xương khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, lưng quần và cổ cũng thường bị ảnh hưởng và gây ra trở ngại di động, làm việc cho người bệnh. Vảy nến là bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời. Mặc dù người bị bệnh trông rất “Khó gần” do vảy nhưng người bệnh không là hiểm họa cho sức khỏe và sự an toàn của người khác.

5. Triệu chứng bệnh vảy nến

Bệnh thường xuất hiện từ từ hay pháp về mùa Đông, tồn tại một thời gian rồi thuyên giảm. Sau đó bệnh tái phát, nhất là khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm, dị ứng thuốc. Dấu hiệu đặc biệt nhất là những tế bào da chết dày lên, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng. Các vết này rất ngứa và đau. Ngứa vì da khô và dây thần kinh dưới da bị một vài hóa chất kích thích, khiến cho não phát ra cảm giác ngứa, muốn gãi. Ngoài ra, dấu vết trên da có thể là:

– Vảy nến giọt mầu đỏ hình bầu dục.

– Vảy nến đảo ngược ở nếp gấp trên da như cơ quan sinh dục, nách.

– Vảy nến mủ với bóng nước chứa mủ.

– Vảy nến từng mảng lớn mầu đỏ với hậu quả trầm trọng như rối loạn thân nhiệt, mất cân bằng chất điện giải cơ thể.

– Vảy nến khớp xương, gây trở ngại cho cử động.

Bệnh thường có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể.

Khi lành, vết thương thường không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc.

Trong 60% các trường hợp, móng tay móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất mầu dầy cộm nom như bị bệnh nấm.

Khoảng từ 10% tới 30% bệnh nhân bị viêm khớp-vẩy nến, thường thường ở tuổi 30 tới 50.

6. Điều trị bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh rất khó điều trị, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân thủ các yêu cầu của quá trình điều trị, kết hợp tâm lý tốt, tránh stress, chấn thương và nhiễm trùng. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu và không sử dụng các loại thuốc uống làm cho bệnh nặng thêm như  lithium, vài loại trị cao huyết áp như ức chế beta , ức chế men chuyển, vài loại kháng viêm non – steroid (như ibuprofen)

Các thuốc điều trị vẩy nến chủ yếu là thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vùng bị bệnh, nhằm hạn chế sự lan rộng của bệnh, kiểm soát chứng ngứa, phòng ngừa biến chứng.

Điều trị vẩy nên là cả một thách thức với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, giảm viêm da, vảy nến.

Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa phương thức thích hợp cho từng bệnh nhân và tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Hiện nay không có trị liệu dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời hoặc đẩy lui bệnh.

Các phương thức đó là:

1. Thuốc thoa ngoài da:

Với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.

– Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Tenovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.

– Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.

– Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.

– Nhựa than đá (Coal Tar) được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi.

2. Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet A), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).

3. Dược Phẩm

Có nhiều dược phẩm đặc trị bệnh vảy nến:

– Rheumatrex (Methotrexate). Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh.

– Neoral (Cycloporine) Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận.

– Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng.

– Dược phẩm sinh học Alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade). Đây là các loại thuốc chích có tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh được nghi là do miền dịch gây ra và được dùng khi các trị liệu khác không thành công.

Kết luận

Vảy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lựa chọn thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.

– Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

– Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.

– Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

– Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định

– Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.

– Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng

– Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.

-Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook