Cà có hàm lượng vitamin P rất cao, thường xuyên ăn cà có lợi cho trị cao huyết áp, xơ cứng động mạch… Cà rất tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người lại không thích ăn. Tuy nhiên, các bữa ăn ở vùng quê vẫn thường có món này do trong vườn hay có cây cà.
Trái cà giàu dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng của cà rất phong phú, có chứa protein, vitamin và canxi, phốt pho, sắt… Cà cũng có chất solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư, đây là một trong những lý do để cà có nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe. Nhưng solanine kích thích mạnh đường ruột và dạ dày, ăn nhiều có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Cũng dễ gây tê trung khu hô hấp, ăn nhiều dễ trúng độc.
Solanine không tan trong nước, cũng không bị mất đi trong quá trình đun nấu. Hơn nữa nghiên cứu còn cho thấy, cà không nấu chín có hàm lượng solanine cao hơn cà nấu chín. Vì thế cách tốt nhất đề phòng trúng độc solanine là nấu chín hãy ăn, khi chế biến cho thêm chút giấm cũng có tác dụng hỗ trợ loại bỏ và phân giải solanine.
Ăn cà không nên bỏ vỏ
Khi ăn cà tốt nhất đừng bỏ bỏ, vì vỏ cà có vitamin B, hỗ trợ hấp thu vitamin C.
Không nên ăn cà cùng với cua
Trung Y truyền thống chia nhóm đồ ăn theo các tính chất: hàn, mát, ấm, nóng. Với người có thể chất hư hàn, ăn đồ có tính hàn sẽ gây tổn hại tỳ vị, gây triệu chứng tiêu chảy.
Cà và cua đều mang tính hàn, ăn chung với nhau gây khó chịu cho dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy. Người tỳ vị hư hàn tốt nhất không nên ăn hai thứ chung với nhau.
Không nên ăn cà để lâu
Cà càng để lâu càng nhiều solanine, không tốt cho cơ thể, cần hạn chế ăn. Nên ăn cà còn tươi mới.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ tổng hợp
Xem thêm:
Chưa có bình luận.