Bệnh viên da cơ địa có những biểu hiệu của bệnh như thế nào và các điều trị bệnh ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin ngay dưới đây.
Những triệu chứng biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da cơ địa
+ Sự hình thành các thương tổn da kèm theo ngứa, càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, chính vì mà da bị dày, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh rất dễ tái phát đặc biệt là khi cơ thể tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh;
+ Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa nhiều về đêm và khi tiết trởi trở lạnh;
+ Ngay khi bệnh mới khởi phát, hình thành đám da đỏ không rõ ranh giới, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, có cảm giác ngứa và nóng ở vùng da bị nhiễm bệnh;
+ Khi bệnh nặng hơn thì vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết, các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng;
+ Đặc biệt bệnh nhân càng gãi, dịch tiết lan ra đến đâu thì bệnh hình thành lan rộng đến đó, bệnh viêm da cơ địa thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn thì có thể lan ra tay, chân và trên khắp cơ thể, những thương tổn lớn của bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở những nếp gấp da lớn như lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân;
+ Khi bị bệnh viêm da cơ địa, bệnh nhân còn có thể mắc phải một số triệu chứng bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen, cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có thể có sốt nhẹ.
Một số phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa
1.Chăm sóc da:
Đây là phương pháp sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da. Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóá chất, khói thuốc lá, rượu bia… vì chúng có thể càng làm da bị khô hơn. Bạn nên sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế.
Thêm vào đó, các bạn nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm tăng nặng triệu chứng của bệnh.
Có thể sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài để giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ hằng ngày.
2. Tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh:
Cần loại trừ những loại thức ăn làm nặng bệnh, nhưng cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Nếu bụi nhà là nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà.
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì các bạn nên giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ chất formaldehyde và các hóa chất khác có thể gây kích ứng da còn tồn lại từ quá trình sản xuất và đóng gói. Bạn cũng không nên mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nilon, tránh mặc đồ len.
3. Sử dụng thuốc chống viêm:
Các bạn có thể sử dùng glucocorticoid bôi tại chỗ như kem fluticasone, betamethasone, clobetasone 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, dù sử dụng loại gì thì các bạn cũng cần phải tìm đến ý kiến và sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.