Thứ Sáu, 14/10/2016 | 05:05

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhiều mì chính không có hại cho sức khỏe.

Chị Nguyễn Thị Mùi trú tại Đông Hưng, Thái Bình than thở con gái chị 4 tuổi nhưng cháu rất thích ăn mì chính. Mỗi khi thấy mẹ nấu nướng là cháu lại lao vào xòe tay xin một ít để ăn.

Chị Mùi không cho là cháu mè nheo không cho mẹ làm việc nhà. Nhiều lần, để chiều con, chị đành cho cháu ít để cháu chấm ăn.

Có lúc, không đợi bố mẹ cho, nhìn thấy lọ mì chính là cháu lấy ăn ngon lành. Chị Mùi lo ăn nhiều không tốt cho sức khỏe của cháu nhưng ông bà nội cho rằng mì chính cũng chỉ là bã mía, không việc gì.

Trường hợp con chị Nguyễn Thị Hoa trú tại Mỹ Đình 2, Hà Nội cũng tương tự. Chị Hoa tìm đến bác sỹ dinh dưỡng khi con chị biếng ăn nếu đồ ăn không có mì chính. Chị Hoa kể nấu cháo cho cháu mà không cho mì chính vào là cháu không ăn. Chỉ cần chị cho mì chính vào thì cháu ăn ngon lành.

Theo chị Hoa, cả nhà chị ở trên Hà Nội không dùng mì chính, chồng chị cũng không cho thành viên nào ăn mì chính. Nhưng do hoàn cảnh, chị gửi con về quê khi cháu mới 10 tháng tuổi và ở nhà, ông bà thường xuyên ăn mì chính. Nấu ăn cho cháu ông bà cũng cho mì chính vào. Quen miệng nên cháu nó thích ăn. Đối với chị Hoa, cai nghiện mì chính cho con còn khó hơn cai sữa. Cứ nhìn con ăn cháo có mì chính ngon lành, vợ chồng chị Hoa lại cọ miệng nhau đổ lỗi.

Theo PGS. Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Da liễu Trung ương: Mì chính được JECFA (Ủy ban phụ gia thực phẩm của FAO/WHO), Ủy ban Thực phẩm An toàn Châu Âu, FDA, Bộ Y tế Việt Nam xếp vào nhóm điều vị được phép sử dụng không cần có giới hạn.

Người dùng có thể sử dụng như hạt tiêu, muối,… tùy thuộc khẩu vị của mỗi người. Vì vậy, khi sử dụng không gây ung thư nhưng nếu ăn nhiều quá như như trẻ nhỏ thói quen ăn vặt mì chính có thể gây khát nước, uống nước nhiều.

Mặc khác, mì chính là chất điều vị, tạo vị ngọt ăn ngon miệng. Một số người đã ăn quen mì chính thì khi thiếu chúng, họ thường cảm giác chán ăn. Có lẽ vì thế mà nhiều trẻ biếng ăn khi không có mì chính, giống hiện tượng của một số bé. Cũng như các loại gia vị khác, trong thức ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi, bột ngọt nên hạn chế.

Còn đối với trẻ em trên 12 tháng tuổi, gia đình ăn lượng bột ngọt bao nhiêu thì con cái cũng dùng được.

Trước những thông tin dùng bột ngọt ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành chất độc hại, PGS. Lâm cho biết: Ở nhiệt độ trên 260 độ C, không chỉ bột ngọt chuyển hoá mà tất cả đồ ăn thông thường cũng chuyển hoá sang một chất khác.

Nếu dùng đồ rán vẫn có thể cho bột ngọt vì nhiệt độ khi chiên rán chỉ lên tới hơn 100 độ C.

Bột ngọt là tên gọi khác của Monosodium Glutamate – một loại muối của acid glutamic (loại acid tự nhiên tạo nên protein cơ thể).

Để không bị nhiễm độc khi dùng mì chính, người tiêu dùng tuyệt đối không nêm mì chính ở nhiệt độ cao, khi nấu chín thức ăn hãy bắc ra khỏi bếp mới cho mì chính.

Nhiệt độ thích hợp để hòa tan mì chính là khoảng 70 – 90 độ C.

Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội vì mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp.

Cần hòa tan mì chính với nước ấm trước khi trộn vào thức ăn nguội để tăng vị ngon cho món ăn; Không nên dùng mì chính vào các món ăn chua có giấm: Mì chính không dễ hòa tan trong môi trường acid nên việc thêm mì chính vào các món nộm, gỏi chua ngọt là sai lầm.

Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thức ăn có vị ngọt tự nhiên như cà chua, tôm… vì sẽ làm mất hương vị ngọt, độ ngọt của món ăn và gây vị khó chịu.

Theo Infonet

Nguồn: Health+

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook