Thứ Sáu, 23/11/2018 | 18:40

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn gây đau

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm-họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa. Ở thể da, chỗ da bị nhiễm trùng xuất hiện ngứa đầu tiên, sau đó dẫn đến tổn thương, nổi sần, mụn nước và từ 2 – 4 ngày sau phát triển thành nốt loét màu đen. Xung quanh chỗ loét thường có phù mức độ từ nhẹ đến nặng và lan rất rộng, đôi khi có mụn nước nhỏ thứ phát. Nốt loét thường không đau, nếu có đau là do phù hoặc bội nhiễm. Đầu, cánh tay và bàn tay là nơi hay bị tổn thương nhất. Nốt loét có thể bị nhầm lẫn với viêm da. Nơi nhiễm khuẩn  không được điều trị có thể lan tới các hạch bạch huyết vùng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết và tổn thương não. Tỷ lệ tử vong bệnh than thể da không được điều trị từ 5 – 20%. Nếu điều trị kháng sinh có hiệu quả ít khi xảy ra tử vong.

Bệnh than nguy hiểm ra sao?

Một nhóm các tác nhân và độc tố đã được chỉ định vào Tier 1 (Cấp 1) bởi vì những tác nhân sinh học và độc tố này hàm chứa rủi ro bị lạm dụng cao nhất với nguy cơ cao dẫn đến tử vong hàng loạt hay có hiệu ứng tàn phá đối với nền kinh tế, cơ sở hạ tầng quan trọng, hay niềm tin của công chúng, và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng. Bacillus anthracis là một tác nhân thuộc Tier 1. B. anthracis là một tác nhân chọn lọc. Việc sở hữu, sử dụng, hay chuyển giao B. anthracis được quy định bởi Cục phụ trách các Tác nhân và Độc tố Chọn lọc (DSAT), đặt tại Văn phòng Chuẩn bị và Ứng phó Y tế Công cộng của CDC.

Động vật bị nhiễm bệnh than ra sao?

Động vật nuôi và động vật hoang dã như gia súc, cừu, dê, linh dương, và hươu nai có thể bị nhiễm bệnh khi chúng hít hay nuốt phải các bào tử vi khuẩn trong đất, cây cỏ, hay nước nhiễm bệnh. Trong các khu vực mà ở đó động vật nuôi và động vật hoang dã đã từng bị bệnh than, việc tiêm chủng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát.

Con người bị nhiễm bệnh than ra sao?

Con người bị nhiễm bệnh than khi các bào tử vi khuẩn lọt vào bên trong cơ thể. Khi các bào tử vi khuẩn than lọt vào bên trong cơ thể, chúng có thể được “hoạt hóa.” Khi chúng đã được hoạt hóa, các vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở, tỏa ra khắp cơ thể, sản sinh ra các độc tố (các chất độc), và gây ra tình trạng đau ốm nghiêm trọng.

Điều này có thể xảy ra khi con người hít phải các bào tử vi khuẩn, ăn thức ăn hay uống nước bị nhiễm bào tử vi khuẩn, hay nhiễm bào tử vi khuẩn qua các vết cắt hay xước da. Rất hiếm có trường hợp người ở trong lãnh thổ Hoa Kz bị nhiễm bệnh than.

Bệnh than có ở đâu?

Bệnh than có phổ biến nhất tại các vùng nông nghiệp ở Trung và Nam Mỹ, Tiểu vùng Sahara Châu Phi, miền Trung và Tây Nam Châu Á, miền Nam và Đông Châu Âu, và vùng Caribe.

Bệnh than hiếm gặp ở Hoa Kz, nhưng các đợt bùng phát lẻ tẻ đôi khi vẫn xuất hiện ở các động vật hoang dã và động vật chăn thả như gia súc hay hươu nai. Bệnh than có phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và các nước không có các chương trình thú y công cộng thường xuyên tiêm chủng bệnh than cho động vật. Ở Hoa Kz, việc tiêm chủng hàng năm cho động vật nuôi được khuyến nghị ở những nơi động vật đã từng bị bệnh than trước đây.

Các loại bệnh than

Loại bệnh mà một người mắc phụ thuộc vào việc bệnh than thâm nhập cơ thể ra sao. Thông thường, bệnh than thâm nhập vào cơ thể qua da, phổi, hay hệ thống dạ dày và ruột. Tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh than nhiễm qua da

Khi các bào tử vi khuẩn thâm nhập vào da, thường là qua một vết cắt hay vết xước, một người có thể mắc bệnh than nhiễm qua da. Điều này có thể xảy ra khi một người chạm vào các động vật mắc bệnh hay các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh như len, da sống, hay lông. Bệnh than nhiễm qua da thường thấy nhất ở trên đầu, cổ, cẳng tay, và bàn tay. Bệnh gây ảnh hưởng đến da và mô xung quanh chỗ nhiễm trùng.

Bệnh than nhiễm qua da là dạng lây nhiễm bệnh than phổ biến nhất, và cũng được coi là dạng ít nguy hiểm nhất. Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Nếu không được điều trị, có tới 20% số người bị bệnh than nhiễm qua da có thể tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, hầu như toàn bộ bệnh nhân bị bệnh than nhiễm qua da đều sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa

Khi một người ăn thịt sống hoặc thịt chưa được nấu chín kỹ từ một động vật bị nhiễm bệnh than, họ có thể mắc bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa. Khi đã được nuốt vào trong cơ thể, các bào tử vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa phía trên (cổ họng và thực quản), dạ dày, và ruột.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa hiếm khi được báo cáo ở Hoa Kz. Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Nếu không được điều trị, hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa sẽ tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, 60% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp

Khi một người hít phải các bào tử vi khuẩn bệnh than, họ có thể mắc bệnh than nhiễm qua đường hô hấp. Người làm việc ở những nơi như nhà máy len, lò mổ, và nhà máy thuộc da có thể hít phải các bào tử vi khuẩn khi họ tiếp xúc với động vật bị bệnh hay sản phẩm bị nhiễm khuẩn được chế biến từ động vật bị bệnh. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp bắt đầu chủ yếu ở các hạch bạch huyết ở ngực trước khi lan ra khắp các phần còn lại của cơ thể, và cuối cùng gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng và sốc.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp được coi là dạng bệnh than nguy hiểm nhất. Sự nhiễm trùng thường tiến triển trong vòng một tuần sau khi bị phơi nhiễm, nhưng cũng có thể mất tới 2 tháng. Nếu không được điều trị, chỉ có khoảng 10-15% số bệnh nhân mắc bệnh than nhiễm qua đường hô hấp sống sót. Tuy nhiên, với biện pháp điều trị tích cực, khoảng 55% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm

Gần đây, một loại lây nhiễm bệnh than khác đã được xác định trong số những người tiêm chích heroin ở Bắc Âu. Loại lây nhiễm này chưa bao giờ được báo cáo ở Hoa Kz. Các triệu chứng có thể tương tự như của bệnh than nhiễm qua da, nhưng có thể có hiện tượng nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà ma túy được chích vào. Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan ra khắp cơ thể nhanh hơn và khó để nhận biết và điều trị hơn. Rất nhiều các loại vi khuẩn khác phổ biến hơn có thể gây ra nhiễm trùng ở da và ở vị trí tiêm, vì thế hiện tượng nhiễm trùng ở da hay ở vị trí tiêm không nhất thiết đồng nghĩa với việc người đó bị mắc bệnh than.

Con người bị nhiễm bệnh ra sao

Con người bị nhiễm bệnh than khi các bào tử vi khuẩn lọt vào bên trong cơ thể. Khi điều này xảy ra, các bào tử vi khuẩn có thể được hoạt hóa và trở thành vi khuẩn bệnh than. Sau đó vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở, lan ra khắp cơ thể, sản sinh ra các độc tố (chất độc), và gây ra đau ốm nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra khi con người hít phải các bào tử vi khuẩn, ăn thức ăn hay uống nước bị nhiễm bào tử vi khuẩn, hay nhiễm bào tử vi khuẩn qua các vết cắt hay xước da.

Nguồn truyền nhiễm bệnh:

+ Làm việc với động vật nhiễm bệnh hay các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh

+ Ăn thịt sống hay thịt chưa nấu chín kỹ của động vật bị nhiễm bệnh

+ Hít phải bào tử vi khuẩn trong công nghiệp chế biến da, len, xương.

+ Tiêm chích heroin

Các triệu chứng của bệnh than nhiễm qua đường hô hấp:

+ Sốt và ớn lạnh

+ Khó chịu ở ngực

+ Khó thở

+ Cảm giác lẫn lộn hay chóng mặt

+ Ho

+ Buồn nôn, nôn mửa, hay đau bụng

+ Đau đầu

+ Toát mồ hôi (thường đầm đìa)

+ Vô cùng mệt mỏi

+ Đau toàn thân

Các triệu chứng của bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa:

+ Sốt và ớn lạnh

+ Sưng cổ hay các hạch ở cổ

+ Đau họng

+ Đau khi nuốt

+ Khàn giọng

+ Buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là nôn ra máu

+ Tiêu chảy hay tiêu chảy ra máu

+ Đau đầu

+ Đỏ mặt hay đỏ mắt

+ Đau bụng

+ Lả đi

+ Sưng bụng

Các triệu chứng của bệnh than nhiễm qua da:

+ Một nhóm các vết giộp hay u nhỏ có thể ngứa

+ Có thể sưng chung quanh vết thương

+ Một vết thương trên da (vết loét) không đau với tâm màu đen xuất hiện sau các vết giộp hay u nhỏ ◦Vết thương thường xuất hiện trên mặt, cổ, cánh tay, hay bàn tay

Các triệu chứng của bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm:

+ Sốt và ớn lạnh

+ Một nhóm các vết giộp hay u nhỏ có thể ngứa, xuất hiện ở nơi ma túy được tiêm vào

+ Một vết thương trên da không đau với tâm màu đen xuất hiện sau các vết giộp hay u nhỏ

+ Sưng xung quanh vết thương

+ Mụn áp-xe ở sâu dưới da hay trong cơ nơi mà ma túy được tiêm vào

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook