Trong cuộc sống, đôi khi vì một lý do nào đó trên cơ thể xuất hiện những vùng nhức nhối, đau đớn…Đi khám, bác sỹ chuyên môn kết luận bị bệnh áp-xe.
Vậy áp-xe là gì? Biến chứng từ bệnh áp-xe nguy hiểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
Thế nào là áp-xe
Áp-xe là một vùng tụ mủ ở bất cứ nơi nào trên cơ thể con người do vi trùng, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên.
Có những ổ áp-xe ngoài da rất dễ nhận thấy (áp-xe da), ngược lại, có những ổ áp-xe nằm trong cơ thể (áp-xe cơ) có thể âm thầm gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Áp-xe là vùng tụ mủ do vi trùng, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên.
Triệu chứng
Giai đoạn 1:
+ Sưng cơ, có thể đỏ hoặc đau nhẹ.
+ Sau từ 2-4 tuần thấy cơ sưng tấy đỏ rất đau.
+ Có cảm giác bùng nhùng khi ấn, chọc hút ra mủ.
Giai đoạn 2:
+ Xuất hiện các biến chứng như áp-xe xa, viêm khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn…
+ Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao 39-40oC, sốt liên tục, dao động.
Lưu ý phân biệt: Viêm cơ thắt lưng chậu đau ở vùng hạ sườn, không duỗi được chân bên có cơ bị viêm, (xảy ra sau nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu sinh dục hoặc các phẫu thuật ở vùng bụng) hay bị nhầm với viêm khớp háng.
Nguyên nhân gây áp-xe
+ Do viêm nhiễm ở da, vết thương.
+ Do các thủ thuật tiêm chích, châm cứu… không đảm bảo vô khuẩn…
Nguyên nhân gây áp-xe do vết thương hở, thủ thuật châm cứu…không đảm bảo vô khuẩn.
Các vi khuẩn gây áp-xe cơ
+ Tụ cầu, lậu cầu, phế cầu, não mô cầu.
+ Vi khuẩn gram âm như trực khuẩn mủ xanh và các vi khuẩn yếm khí khác.
Đường xâm nhập của vi khuẩn
+ Qua các tổn thương nhiễm khuẩn ở da.
+ Chấn thương gây dập rách cơ, viêm cơ, viêm gân, mụn nhọt.
+ Do viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu.
+ Do thực hiện các kỹ thuật tiêm chích, châm cứu, tiêm nội khớp, tiêm bắp… không đảm bảo vô khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm đa cơ, viêm các màng…
Các yếu tố nguy cơ gây áp-xe cơ
+ Bệnh nhân đái tháo đường.
+ Người sử dụng corticoid kéo dài.
+ Người già, trẻ em.
+ Người bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch.
+ Người bị mắc các bệnh lý ác tính…
Nguy cơ gây áp-xe cơ do suy giảm hệ miễn dịch, đái tháo đường…
Biến chứng từ áp-xe cơ nguy hiểm như thế nào
+ Gây nhiễm khuẩn máu.
+ Nguy cơ tử vong cao ở người già, trẻ em, người bị suy giảm miễn dịch…
Phương pháp điều trị
+ Dùng kháng sinh sớm, mạnh, liều cao (dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ).
+ Chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ.
+ Chống sốc nhiễm khuẩn.
+ Phối hợp điều trị hạ sốt, giảm đau (dùng 4-6 viên paracetemol 0,5g/ngày).
Ngoài ra cần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng giàu đạm, bổ sung vitamin C, nhóm B…
Phương pháp phòng bệnh
+ Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi làm thủ thuật như tiêm chích, châm cứu…
+ Điều trị tích cực các ổ viêm nhiễm.
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa hè (tránh viêm nhiễm da) dẫn đến áp-xe.
+ Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…
Khám và điều trị tích cực các ổ viêm nhiễm.
Lời kết
Bệnh áp-xe cơ thường gặp vào mùa hè, ở trẻ em và người già do nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da phát triển và gây bệnh. Mặt khác, nguyên nhân gây áp-xe cơ do không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình tiêm, truyền, châm cứu cho bệnh nhân…
Vì vậy, những người đang trong thời gian điều trị bệnh theo phương pháp tiêm chích, châm cứu… cần đảm bảo vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn và áp-xe cơ qua vết tiêm hay châm cứu. Trẻ em và người già trong những ngày nắng nóng cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tắm rửa hàng ngày để giữ sạch da, tránh mụn nhọt phát triển.
Đặc biệt, đối với những người đang có vết thương trên da, người bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu, đái tháo đường… cần điều trị bệnh tích cực và tăng cường sức khỏe để phòng tránh áp-xe cơ.
Chưa có bình luận.