Cơ thể bạn có thể ngừng hoạt động dẫn đến tử vong nếu như ăn mặn đến mức một gam muối tỉ lệ với một kilogam trọng lượng cơ thể.
Tăng huyết áp
Ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận.
Ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.
Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Loét dạ dày và tá tràng
Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.
Lượng muối cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp, dẫn đến bị ảnh các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ. |
Ung thư
Một nghiên cứu của Nhật cho rằng, những ai thường xuyên ăn mặn đã có nguy cơ bị ung thư bao tử cao gấp 2 lần so với những người khác.
Ảnh hưởng sinh lý
Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận, thận là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến sinh lý của người đàn ông.
Chính bởi vậy, ăn mặn vừa phải không sao nhưng ăn quá mặn sẽ gây tổn thương đến tân dịch, làm suy yếu thần sắc ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông.
Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ?
Các nghiên cứu trên đều cho thấy, hầu như những trường hợp mắc bệnh là thuộc những người tiêu thụ tới hơn 4.000 mg muối/ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng muối được xem là an toàn cho mọi người là vào khoảng 1.500 mg/ngày.
Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối.
Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ.
Theo Nguyễn Mai/Báo Lao Động
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.