Thứ Ba, 01/08/2017 | 15:00

Thải độc bằng nước trái cây, uống 8 cốc nước mỗi ngày, ăn chất béo sẽ béo… là những “câu thần chú” sai lầm về sức khỏe.

Mới đây, trang tin tức ;Insider thuộc hãng truyền hình CBS của Mỹ đã mời huấn luyện viên về sức khỏe và dinh dưỡng Grace Derocha và Frida Harju, chuyên gia dinh dưỡng để nói về những niềm tin sai lầm về sức khỏe đang rất phổ biến trong xã hội.

Than hoạt tính là siêu thực phẩm?

10 niềm tin sai lầm về dinh dưỡng

Than hoạt tính không thần kỳ như dân gian lưu truyền. Ảnh: Showcake/Shutter Stock.

Ăn, đánh răng, đắp mặt, tắm trắng với than hoạt tính là xu hướng mới của cộng đồng người yêu thích siêu thực phẩm. Trên thực tế, loại thực phẩm có màu đen này không thần kỳ như những gì người hâm mộ tin tưởng.

“Than hoạt tính nổi tiếng bởi đặc tính thấm hút. Tuy nhiên, nó cũng hút hết những chất dinh dưỡng tốt, cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, khi uống thuốc cùng thời kỳ với việc sử dụng than hoạt tính, loại thực phẩm này còn có thể loại bỏ tác dụng của thuốc” – chuyên gia dinh dưỡng Derocha cho biết.

Chất tạo ngọt nhân tạo tốt hơn các loại khác?

Chất tạo ngọt nhân tạo thường được xem là tốt, bởi hàm lượng đường ít hoặc không có đường.

Nhưng rất nhiều chất tạo ngọt là hóa chất đã qua xử lý ở nhiệt độ cao. Cơ thể con người không phản ứng tốt với chúng, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, và thậm chí là đau đầu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thay vì dùng đường hay chất tạo ngọt nhân tạo thì nên dùng mật ong, cây thùa hoặc rễ cỏ ngọt stevia.

Carb là kẻ thù?

Carb (viết đầy đủ là carbohydrates) cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động. Chúng có trong hầu hết nguồn thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật có chứa carb.

Chế độ ăn không gluten là một ý tưởng tồi, nhưng chuyên gia dinh dưỡng Derocha khẳng định loại bỏ hoàn toàn carb cũng tác hại không kém. Carb phức hợp có trong các loại thực phẩm nguyên hạt hay nguyên cám rất tốt, vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Còn carb đơn giản như gạo trắng, bánh mì trắng là những loại thực phẩm gây ra các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất dinh dưỡng.

10 niềm tin sai lầm về dinh dưỡng

Chế độ ăn không gluten và ít carb đều gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Lithiumphoto/Shutter Stock.

Thèm ăn đồng nghĩa với thiếu chất?

Mọi người thường cho rằng thèm ăn là dấu hiệu thiếu chất của cơ thể. Tuy nhiên, kết luận đó chưa chuẩn. Thông thường, thèm ăn chỉ là tình trạng đòi hỏi được thỏa mãn của cơ thể đối với một loại thực phẩm nhất định.

Bác sĩ Derocha cho biết đôi khi thèm ăn cũng là dấu hiệu cơ thể đang mất nước. Vì vậy, trước khi thỏa mãn cái miệng, hãy thử uống nước!

Không nên ăn sau 18h?

“Đây là quan điểm sai lầm nhưng rất nhiều người tin tưởng. Cơ thể bạn không biết xem giờ, cho dù đó là 6h hay 19h. Những gì cơ thể biết chỉ là bạn đã tiêu thụ bao nhiêu calorie” – chuyên gia dinh dưỡng Harju phát biểu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thay vì cắt hẳn ăn đêm, bạn có thể ăn khẩu phần nhỏ.

Ăn chất béo sẽ béo?

Hàng thập kỷ nay, chất béo vẫn bị ghẻ lạnh là “kẻ thù của sức khỏe”. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại có những lời khuyên ngược lại.

“Chất béo là thành phần cần thiết trong khẩu phần ăn của con người. cơ thể không thể xử lý vitamin mà không có sự hỗ trợ của chất béo. Chính vì thế, không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Thay vào đó, bạn nên học cách phân biệt giữa chất béo có lợi và chất béo có hại” – chuyên gia dinh dưỡng Harju chia sẻ.

Bác sĩ khuyến cáo nên ăn chất béo không bão hòa đơn như dầu olive, cá, bơ và các loại hạt.

Rau đông đá không tốt bằng rau tươi?

Rau tươi thực sự có nhiều dinh dưỡng hơn rau đông đá, nhưng rau tươi cũng thường bị mất dưỡng chất khi để ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng.

Cách tốt nhất là ăn rau tươi được trồng ngay tại địa phương khi vào mùa, và mua rau đông lạnh khi không phải mùa.

Thải độc bằng nước trái cây?

Sử dụng hỗn hợp nước của một số loại trái cây là phương pháp detox phổ biến, được khẳng định là có thể tống khứ chất độc ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nước trái cây rất nguy hiểm bởi chúng cũng thải loại cả chất dinh dưỡng và calorie, đẩy cơ thể vào chế độ “chết đói”. Đó là lý do tại sao bạn có thể giảm cân nhanh khi thực hiện liệu trình detox.

“Bạn chỉ nên tin tưởng vào cơ chế làm sạch tự nhiên của cơ thể, ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, sống năng động, kiểm soát khẩu phần ăn và uống nhiều nước” – chuyên gia dinh dưỡng Derocha phát biểu.

10 niềm tin sai lầm về dinh dưỡng

Nên tin tưởng vào cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể thay vì sử dụng nước trái cây. Ảnh: Iudina Ekaterina/Shutterstock
.

Uống 8 cốc nước mỗi ngày?

Câu thần chú “8 cốc nước mỗi ngày” đã in sâu trong tâm trí của chúng ta, nhưng trên thực tế ít ai có thể thực hiện được điều đó.

Cơ thể cần nước để hoạt động tốt, nhưng ngoài nước lọc, có rất nhiều cách khác nhau để cơ thể không bị thiếu nước. Chúng ta có thể nạp nước cho cơ thể bằng nhiều loại nước khác như trà, cà phê, nước hoa quả, nước canh…

Ăn 7 bữa nhỏ mỗi ngày?

Thay vì ăn 3 bữa chính, chúng ta vẫn được khuyên là nên chia nhỏ bữa ăn và ăn liên tục trong ngày.

Tuy nhiên, mỗi người có cơ thể và hệ trao đổi chất khác nhau, vì vậy, cách này không thể áp dụng cho tất cả. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn và không bỏ bữa.

Ý Linh
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook