Thứ Hai, 25/04/2016 | 10:00
Khi phải ngủ ở một nơi xa lạ, chúng ta thường rất khó ngủ hoặc ngủ không ngon. Một nghiên cứu nhỏ mới đây tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Theo Reuters, một nhóm nghiên cứu ở Trường ĐH Brown (Mỹ) công bố một nghiên cứu nhỏ cho thấy một nửa não trái vẫn hoạt động trong đêm đầu tiên khi ngủ ở nơi lạ.
Sau 3 lần thí nghiệm trên 35 tình nguyện viên trẻ tuổi, khỏe mạnh, các nhà nghiên cứu đã đo hoạt động não trong 2 đêm đầu tiên họ ngủ ở nơi mới. Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy một phần não trái vẫn hoạt động trong khi não phải “ngủ” trong đêm đầu tiên, đặc biệt với giấc ngủ sâu.
Vì sao lạ giường lại khó ngủ?
Ảnh minh họa Reuters
Tác giả nghiên cứu Yuka Sasaki cho biết: “Khi bạn ngủ ở nơi lạ trong lần đầu tiên, một phần não dường như ở trạng thái “tỉnh thức” cho mục đích giám sát, nên bạn có thể thức ngay khi cần thiết”.
Tất cả chúng ta đều biết rằng uống một cốc sữa nóng hay tắm nước ấm có thể giúp thư giãn trước khi bước vào giấc ngủ. Tuy nhiên, liệu pháp này lại không giúp gì được cho nhiều người.
Trong khi điều này có thể là thông tin xấu cho những người hay đi công tác phải qua đêm ở nơi xa lạ, nó có thể lại không phiền hà gì cho những ai đi xa trong thời gian lâu hơn, ông Sasaki bổ sung.
Ông Sasaki giải thích: “Di chuyển liên tục có thể khiến bạn không có giấc ngủ ngon nhưng nếu ở nhiều ngày ở cùng một nơi thì vẫn có thể dễ ngủ như bình thường".
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tình trạng “lạ giường” gây khó ngủ chỉ xảy ra đặc biệt ở đêm đầu tiên khi một bên bán cầu não vẫn “thức” trong lúc ngủ say. Điều này có ý nghĩa đối với con người là nhằm báo động nguy hiểm xảy ra xung quanh nơi xa lạ trong đêm đầu tiên.
Thức dậy cảm thấy khỏe khoắn hay uể oải đều có lí do, chẳng hạn như mất ngủ, nhưng bên cạnh đó, một số thói quen sau cũng là thủ phạm tước đi sự tỉnh táo, theo Mayo Clinic.

Khả năng này cũng được tìm thấy ở loài chim và một số động vật biển khi 1 mắt nhắm, 1 mắt mở trong lúc ngủ để tự bảo vệ bản thân khi nguy hiểm xảy ra.

Minh Quyên (TNO)

Nguồn: Giáo dục Online

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook