Chấn thương tâm lý thời thơ ấu có thể đeo bám một đứa trẻ cho tới khi trưởng thành và mất nhiều năm mới có thể xoa dịu để tìm lại cảm giác bình yên.
Chấn thương tâm lý thời thơ ấu có thể gây ra những tác hạilớn hơn điều mà nhiều người có thể tưởng tượng. Trong một nghiên cứu được thực hiện từ trẻ 0-6 tuổi, hơn một nửa đã trải qua vấn đề dẫn tớicăng thẳng nghiêm trọng. Trường hợp gây tổn thương thường gặp nhất ở trẻ nhỏ bao gồm tai nạn, tổn thương thể chất, lạm dụng, bị bỏ bê và tiếp xúc với bạo lực gia đình.
Vượt qua chấn thương tâm lý thời nhỏ cực kỳ khó. Nó có thể đi theo một đứa trẻ cho tới khi lớn và mất nhiều năm để sống chung với nó. Chỉ khiđối mặt đượcvớiký ứcđau đớn, họ mớitìm thấy sự bình an để đi tiếp. Dưới đây là nhữnglý do tại sao lại khó để vượt qua tuổi thơ đau đớn và nhiều biến động.
1. Khó nhận ra nguồn gốc của nỗi đau
Khi trải nghiệm gâytổn thương xảy ra ở trẻ nhỏ, không phải lúc nào trẻ cũng có thể nhận thức được. Đôi khi việc trẻphải trải quamột sự kiện đau buồn lại không được ai nhận ra và can thiệp kịp thời, đặc biệt là nếu sự tổn thương đến từ chính những người chăm sóc các bé. Có thể mất vài năm để một ngườinhận ra chính xác điều gì đã phá hoại tuổi thơ của mình. Tuy nhiên, càng phải chờ đợi lâu để nhận được sự giúp đỡ thì sẽ càng khó hàn gắn vết thương hơn.
2. Sự tổn thương có thể thay đổi cấu trúc bộ não
Nghiên cứu cho thấy chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể làm thay đổi cấu trúc bộ não và thay đổi một số biểu hiện gen. Nghiên cứu của Đại học Brown vào năm 2012 phát hiện chấn thương tuổi thơ như bị lạm dụng hoặc mất cha mẹ có thể thay đổi các chương trình gen điều tiết căng thẳng, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề như lo âu và trầm cảm.
3. Xu hướng tìm lối thoát ở chất gây nghiện
Những người trải qua thời thơ ấu bị tổn thương có thể tìm đến rượu hoặc thuốc để giúp họ quên đi nỗi đau mình đã trải qua. Khi cơn nghiện trở thành sự tập trung chính, sẽ càngkhó phát hiện nguyên nhânvà gốc rễ của vấn đề hơn.
4. Vượt qua quá khứ đồng nghĩa với việc phải đối mặt nó
Những người trải qua tuổi thơ tổn thương thường tìm cách ngănchặn những ký ứcđó như một cách đối phó. Vượt qua nỗi đauvà tiến lên đồng nghĩa với việc họ phải nhớ lại những ký ức này và không phải ai cũng chịu đựng được nỗi đau ấy.
5. Mong muốn thay đổi quá khứ dù không thể
Nếu một người cố gắng tìm câu trả lời ở những người liên quanvới mục đích "sửa chữa"lại quá khứ, có khả năng họ sẽ kết thúc bằng việc bị tổn thương hoặc thất vọng nhiều hơn. Khi một người trải nghiệm tổn thương tâm lý thời thơ ấu, họ có thể quên về nhu cầu thực sự của mình, và dành thời gian, năng lượng để tìm kiếm tình yêu và sự chú ý của người khác. Điều này có thể dẫn tới nỗi đau và tình trạng lạm dụng tồi tệ hơn.
6. Trạng thái "chai"cảm xúc
Khi tổn thương quá nghiêm trọng, người ta dễ bị chai sạn cảm xúc như một cơ thế bảo vệ. Đóng cửa tất cả cảm xúc có thể phá hủy khả năng xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Nó cũng có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực sau này trong cuộc sống để tiếp cận vào những cảm xúc bị chôn sâu đó.
7. Giọng nói tiêu cực bên trong không bao giờ ngừng
Nếu một đứa trẻ không ngừng nói rằng em vô dụng, ngu ngốc, xấu xí và thất bại, những suy nghĩ tiêu cực đó có thể đeo bám suốt cuộc đời. Dù cuộc sống có trở nên tốt đẹp đến thế nào đi nữa, họ vẫn luôn tồn tại một tiếng nói nhỏ trong đầu, liên tục nói rằng họ không đủ tốt, khiến họ có cảm giác không xứng đáng và bất lực.
8. Khó tìm sự kết thúc
Một ngườiphải trải qua thời thơ ấu bị tổn thương có thể dành cả đời để tìm kiếm sự kết thúc, nhưng con đường đó không bao giờ bằng phẳng. Khi một người sẵn sàng đối mặt với tổn thương, thì nguồn gốc của nỗi đau cũngkhông còn ở đó nữa, hoặc người gây ratổn thương không bao giờ phải chịu trách nhiệm cho hành động xấu của họ.
Đóng lại quá khứkhông có nghĩa là mọi thứ sẽ kết thúc theo cách chúng ta muốn. Nó có nghĩa là tìm lại bình an, bất kể điều gì đang chống lại bạn.
Dương Thùy
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.