“Tôi nghe một số chị bán rau còn chủ động rắc vài con sâu lên rau, và khi người ta mua xong những mớ rau ấy rồi thì người bán hàng gọi giật lại: ‘Em ơi cho chị xin lại mấy con sâu’”, GS Nguyễn Lân Dũng kể.
Bán rau rồi… xin lại sâu?!
Tại diễn đàn“Đón sóng thực phẩm sạch” vừa được tổ chức,GS. Nguyễn Lân Dũng đã chia sẻ những câu chuyện có thật về tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay, đồng thờicảnh báo về sự nhập nhằng giữa rau bẩn và rau sạch.
GS. Nguyễn Lân Dũng đánh giá việc kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu rất khó. VÌ mỗi năm nước ta nhập 4.100 loại thuốc trừ sâu, trong đó có 1.643 hoạt chất khác nhau.
“Bình quân mỗi năm mình nhập về 70.000 -100.000 tấn thuốc trừ sâu, trừ bệnh cây trồng – con số khủng khiếp. Một lượng lớn vào rau và sau đó vào cơ thể con người” – GS Dũng cho hay.
Gs. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ mỗi năm nước ta nhập 4.100 loại thuốc trừ sâu, trong đó có 1.643 hoạt chất khác nhau.
Gs. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ thêm: Hiện nay rất nhiều người tiêu dùng đang bị lừa khi cho rằng rau bị sâu ăn lá hoặc rau có sâu là đảm bảo. Người trồng rau nắm bắt được tâm lý đó đã để cho sâu ăn 1 ít lá mới phun thuốc.
“Thậm chí tôi nghe một số chị bán rau cònchủ động rắc vài con sâu lên rau, và khi người ta mua xong những mớ rau ấy rồi thì người bán hàng gọi giật lại: ‘Em ơi cho chị xin lại mấy con sâu’”, GS Nguyễn Lân Dũng kể.
Tham dự diễn đàn với tư cách là một người tiêu dùng, ca sĩ Mỹ Linh chia sẻ:“Người Việt đang ‘giết nhau’ từ những điều bình thường nhất, trong cái ăn cái uống mỗi ngày.Tôi bảo vệ được gia đình mình, nhưng rồi con tôi đến trường, chồng đi ăn tiệc, cũng đâu phải lúc nào cũng tự bảo vệ được trọn vẹn. Chúng tacùng sống trong một xã hội, không thể thu mình lại mà sống trong gia đình mình được.Đau xót cho người khác, nhưng chính mình cũng là nạn nhân”.
Phòng ung thư từ chế độ ăn
TS. Hoàng Đình Chân, Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện K cho biết trong thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ: Vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, hóa chất bảo vệ thực vật, tồn dư kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chống mốc, chống mối, mọt, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối, …
Những yếu tố độc hại trên là tác nhân gây ra hàng loạt các bệnh ung thư: ung thư dạ dày, thực quản, ung thư gan, ung thư tủy, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng….
Theo TS. Hoàng Đình Chân, chế độ ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất có thể giảmđược nguy cơ mắc bệnh ung thư: “Tăng cường ăn càng nhiều chất xơ càng tốt, uống nhiều nước và bổ sung thêm các chất calci, sắt. Giảm lượng muối tới mức tối thiểu, kể cả các thực phẩm ướp muối, xông khói như: xúc xích, lợn xông khói, giăm bông…. Thực phẩm chứa nhiều muối sẽ chứa nhiều nitrosaminex gây ung thư. Người ăn nhiều muối phải uống thuốc lợi tiểu, bổ sung kali”.
Ngoài ra, cần phải hạn chế uống rượu vì nó làm cản trở khả năng hấp thụ của các vitamin. Uống nhiều rượu sẽ làm tăng lượng mỡ tích tụ trong tim và làm giảm chức năng miễn dịch. Rượu là chất độc đối với tủy xương và có thể gây tổn thương gan, dẫn đến bệnh viêm gan và xơ gan.
35% ung thư do thực phẩm bẩn
Theo TS Hoàng Đình Chân, 35% số ca mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 30% đến từ khói thuốc và chỉ 5-10% yếu tố di truyền.
Thống kê của Viện Kiểm nghiệm Thực phẩm cho thấy 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.
455/735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, hơn 2.000/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; hơn 2.500/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ngọc Minh
Chưa có bình luận.