Trật khớp là tổn thương của khớp khi đầu tận của xương phải chịu tác động lực lớn khiến chúng bị lệch đi so với vị trí ban đầu.
Thông thường, các chấn thương này sẽ khiến khớp bị biến dạng cũng như bất động tạm thời.
Theo các chuyên gia, người bị trật khớp rất dễ bị nhầm lẫn với gãy xương. Mặc dù cả hai đều nguy hiểm và đòi hỏi người bệnh phải được thăm khám, điều trị kịp thời, tuy nhiên người bệnh cũng nên biết những dấu hiệu để phân biệt. Khi bị trật khớp, bạn có thể có các triệu chứng như sau:
– Xuất hiện tình trạng biến dạng hoặc nhận thấy các khớp có sự dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.
– Vùng nghi bị trật khớp có dấu hiệu sưng và bầm tím.
– Người bị trật khớp sẽ phải chịu các cơn đau dữ dội và khó khăn trong di chuyển, chuyển động khớp.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ trật khớp xương đầu khuỷu tay
+ Kéo trẻ lên bằng tay.
Kéo tay hoặc cánh tay có thể gây áp lực lên khuỷu tay của trẻ. Đừng bao giờ nâng trẻ em bằng bàn tay hoặc cổ tay. Nâng dưới nách là cách an toàn nhất;
+ Múa, chơi đu với bé bằng cánh tay.
Bất kỳ hình thức chơi đu nào liên quan đến việc nắm tay hoặc cổ tay đều có thể tạo áp lực lên các khớp khuỷu tay;
+ Giật cánh tay của trẻ.
Kéo trẻ mới biết đi đi cùng trong khi đi bộ hoặc đột ngột nắm lấy tay của chúng, giật cánh tay, sẽ gây trượt dây chằng;
+ Lấy tay để bảo vệ cơ thể khi bị ngã.
Các phản ứng tự nhiên khi lấy tay để đỡ cơ thể khi bị ngã có thể gây trật khớp. Khuỷu tay có thể hoạt động quá mức trong hành động tự nhiên này, kết quả là gây trật dây chằng;
+ Lăn vụng về.
Đôi khi, việc lăn qua lại trong giường cũi, trên giường hoặc trên sàn nhà có thể gây ra trật khớp xương đầu khuỷu tay ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
+ Tuổi tác.
Khuỷu tay của trẻ nhỏ linh hoạt hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy, chúng dễ bị trật khớp hơn;
+ Yếu tố di truyền.
Một số người được sinh ra với dây chằng khuỷu tay bị nới lỏng hơn so với người khác;
+ Tham gia thể thao.
Nhiều trường hợp trật khớp đầu xương khuỷu tay có liên quanđến các môn thể thao. Các môn thể thao đòi hỏi việc nâng vật nặng bằng cánh tay, chẳng hạn như tập thể dục dụng cụ là đặc biệt có nguy cơ dẫn đến trật khớp khuỷu tay.
Thời gian phục hồi trật khớp trong bao lâu
Tùy vào vị trí trật khớp mà thời gian khỏi bệnh nhanh hay lâu. Thường thì thời gian hồi phục sẽ dao động trong khoảng từ 2 tuần cho tới 2 tháng thậm chí lâu hơn. Tùy vào các yếu tố như: Mức độ nặng, nhẹ của chấn thương, cách thức điều trị, công nghệ áp dụng và kỹ thuật của bác sĩ.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.