Hội chứng rối loạn đa nhân cách là một triệu chứng tâm lý rất ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh kỳ lạ này.
1. Hội chứng đa nhân cách là gì?
Tên khoa học của hội chứng này là Hội chứng rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder – MPD), được phát hiện bởi một bác sĩ người Pháp Pierre Janet vào cuối thế kỉ 19. Những người mắc hội chứng này thường mất nhận thức về bản thân, họ có hai hay thậm chí nhiều nhân cách khác nhau.
Người mắc hội chứng đa nhân cách có hai hay nhiều nhân cách khác nhau. |
Nhân cách chính được gọi là chủ thể, và những nhân cách còn lại là khách thể.
Có ba dạng chính cho hội chứng này
– Lập dị, kỳ quái: Người bệnh có triệu chứng rối loạn hoang tưởng, hay tâm thần phân liệt.
– Bất định, đa cảm: Là triệu chứng cảm xúc không ổn định, có biểu hiện chống đối xã hội.
– Lo lắng: Người bệnh luôn có cảm giác lo âu, muốn tránh né một vấn đề hay luôn phụ thuộc vào một yếu tố nào đó.
2. Nguyên nhân của hội chứng đa nhân cách
Thực tế, con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều nhân cách khác nhau. Thường sẽ chỉ có một nhân cách chính phát triển dựa trên điều kiện và hoàn cảnh sống phù hợp nhất. Tuy nhiên, những nhân cách còn lại không mất đi mà luôn tồn tại trong tiềm thức mỗi người.
Khi người bệnh trải qua một cú sốc lớn vượt quá khả năng chịu đựng của nhân cách chính, các nhân cách còn lại sẽ trỗi dậy thay thế nhân cách chính để đối mặt với cú sốc đó. Khách thể không tồn tại liên tục mà thường chỉ xuất hiện khi tâm lý người bệnh bị dao động. Tùy vào mức độ tổn hại về tâm lý mà các nhân cách sẽ phát triển ở mức độ khác nhau. Nhưng hầu như những người mắc hội chứng này, những nhân cách sinh ra luôn đem lại cho họ những phản ứng tiêu cực.
3. Tỉ lệ người mắc hội chứng đa nhân cách
Theo tài liệu thống kê ở Mỹ, khoảng 1% dân số mắc hội chứng MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang phải điều trị tâm lý. Hiện nay có khoảng 20.000 người Mỹ xuất hiện hội chứng này. Thậm chí, có những bệnh nhân đang phải sống chung với 300 nhân cách khác nhau.
Ở nhiều quốc gia khác, hội chứng này đã xuất hiện và được công nhận trong từ điển y khoa. Tuy nhiên, nó không được chú trọng bởi còn rất nhiều tranh cãi khi nhiều nhà tâm lý coi hội chứng này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.
4. Phương pháp điều trị
Đa nhân cách thường xảy ra khi con người gặp phải cú sốc lớn về tâm lý khi còn nhỏ như, bị đánh đập, bị lạm dụng… Do vậy, nên chú ý đến tâm lý trẻ em từ rất sớm, bởi đây là độ tuổi vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương do những yếu tố bên ngoài.
Thôi miên giúp người bệnh đối thoại trực tiếp với những nhân cách đang tồn tại bên trong họ. |
Ở châu âu, rất nhiều liệu pháp tâm lý được các bác sĩ đưa ra như vật lý trị liệu hay dùng thuốc nhưng đều đem lại hiệu quả không tốt.
Trong tác phẩm Hãy kể giấc mơ của em của tác giả Sidney Sheldon, tác giả kể một câu chuyện có thật về cô gái có ba nhân cách khác nhau. Các bác sĩ đã đưa ra một phương pháp vô cùng kỳ lạ nhưng đem lại hiệu quả rất tốt, đó là thôi miên. Cách điều trị này giúp chủ thể đối thoại trực tiếp với những nhân cách còn lại để đưa người bệnh trở lại trạng thái ổn định nhất.
Nguyễn Toàn Trung
Nguồn : Tin Nhanh Online
Nguồn: Tinmoi
Chưa có bình luận.