Có khi nào bạn thắc mắc tại sao chân tay của phụ nữ lại dễ bị lạnh hơn đàn ông? Những tiết lộ thú vị về nhiệt độ cơ thể con người sẽ giúp bạn giải đáp điều này.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C, nhưng thực tế lại không đúng như thế. Vậy còn điều gì mà bạn chưa biết về thân nhiệt của con người? Dưới đây là 10 điều bất ngờ về nhiệt độ cơ thể con người có thể bạn chưa biết.
Chân tay phụ nữ dễ bị lạnh hơn đàn ông
Có khi nào bạn từng thắc mắc: Tại sao chân tay của phụ nữ lại dễ bị lạnh hơn đàn ông? Đó là một điều thú vị được khám phá sau này. Phụ nữ thường có một tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn đàn ông nhưng phần mỡ đó chỉ tập trung ở trung tâm cơ thể, không phải tập trung ở các chi vì thế chân tay dễ bị lạnh hơn đàn ông.
Thân nhiệt của con người không phải 37 độ C
Phần lớn mọi người đều nghĩ nhiệt độ cơ thể mình là 37 độ C. Nhưng thực tế con số đó lại không thực sự chính xác. Ngày nay, nền khoa học phát triển, các nhà khoa học có thể dùng thiết bị để đo thân nhiệt được chính xác hơn. Qua nhiều nghiên cứu, họ kết luận thân nhiệt bình thường của con người là 36,77 độ C, tương đương với 98,2 độ F
Nói thân nhiệt con người ổn định ở một nhiệt độ nhất định là không chính xác. Bởi nhiệt độ đó sẽ thay đổi trong những khoảng thời gian trong ngày khác nhau. Từ khoảng thời gian 6h sáng cho tới 6h tối, thân nhiệt con người có thể dao động từ 36,44 độ C cho tới 36,94 độ C. Còn khi nhiệt độ cao hơn ở ngưỡng 37,5 độ vẫn được coi là trạng thái bình thường.
Thân nhiệt trung bình giảm theo tuổi tác
Nhiệt độ cơ thể sẽ không giữ cố định ở 1 con số nhất định trong suốt cuộc đời. Nó không những có sự thay đổi trong ngày mà còn có sự thay đổi theo từng năm tháng. Cứ khoảng 10 năm, bạn lại có thể thấy thân nhiệt mình có sự thay đổi nhẹ.
Theo Tạp chí New York Times, nhiệt độ cơ thể giảm theo tuổi già khiến nhiều người không phát hiện cơn sốt. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Hiệp hội lão khoa Mỹ cho thấy: một nửa số bệnh nhân bị nhiễm trùng chỉ có nhiệt độ cơ thể dưới 38,33 độ C. Biến động nhiệt của họ là lớn hơn bình thường.
Trong một cơn nóng giận, bạn cảm thấy đầu mình nóng ran. Trong mùa đông lạnh thì bạn lại thấy đầu mình dễ bị lạnh hơn. Vì thế nhiều người vẫn nghĩ đầu là bộ phận bị tỏa nhiệt nhiều nhất, nhiệt lượng bị tỏa ra từ phần đầu của mình có thể lên tới 75%. Nhưng thực thế, phần đầu chỉ chiếm 10% diện tích trên bề mặt cơ thể nên không thể có con số 75% như đã nói. Theo các nghiên cứu chính xác sau này kết luận phần đầu chỉ tỏa nhiệt giống như các bộ phận khác trên cơ thể.
Sốt là một phản ứng có ích khi bạn ốm
Khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập, sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể phải điều chỉnh thân nhiệt để chống lại vi khuẩn.
Đây là 1 phản ứng có lợi cho cơ thể con người, giúp cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Nói vậy không có nghĩa là việc cơ thể bị sốt là không đáng ngại, vì khi để thân nhiệt lên quá cao sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vậy nên thân nhiệt cần được kiểm soát chặt chẽ đặc biệt là lúc cơ thể có dấu hiệu ốm sốt.
Nói dối khiến mũi bạn ấm lên
Nhiều người khi nói dối hay xấu hổ thì mặt, tai thường đỏ bừng lên, đặc biệt là mũi sẽ ấm lên. Khi sử dụng máy quay nhiệt, các nhà nghiên cứu tại Đại học Granada đã phát hiện ra trên màn hình, phần mũi và khu vực gần mắt của các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm hiện lên những màu ấm rõ rệt.
Thân nhiệt ảnh hưởng đến giấc ngủ
Cơ thể chúng ta bắt đầu giảm nhiệt độ ngay trước khi rơi vào trạng thái ngủ. Đó là một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thức uống có cồn không khiến bạn ấm lên
Khi uống những đồ uống có cồn, nó làm mạch máu của chúng ta giãn ra, đặc biệt là mạch máu ngoại vi.
Chính vì thế, trong những buổi tiệc tùng vào mùa đông, bạn thường thấy da hồng hào và ấm lên sau khi uống rượu nhưng đó chỉ là cảm giác chứ không hoàn toàn đúng. Đồ uống có cồn làm cho thân nhiệt giảm mạnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Rụng trứng khiến thân nhiệt bạn thay đổi
Để tăng khả năng thụ thai, chị em có thể theo dõi thân nhiệt mỗi sáng. Đây là một phương pháp hay được khá nhiều người áp dụng. Bởi trong những ngày trứng rụng, nhiệt độ cơ thể của nữ giới cao hơn rõ rệt so với ngày thường. Tình trạng tăng thân nhiệt này là do việc tăng nồng độ hormon progesterone được tiết ra trong thời kỳ rụng trứng.
Hạnh Vân
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.