Thứ Sáu, 03/06/2016 | 14:00

“Cú đêm”, “cuộc sống về đêm” dường như là cụm từ được sử dụng nhiều trong những năm trở về đây. Những chiếc smartphone, Facebook, Instagram… cũng khiến chúng ta tiêu nhiều thời gian buổi tối hơn. Nhưng thức khuya có thể đem lại những tác hại đủ đường mà ta có thể cảm nhận rõ vào buổi sáng hôm sau khi thức dậy do mất cân bằng đồng hồ sinh học.

Khó nhớ mau quên

Khoa học đã chứng minh được rằng, những người có thói quen thức khuya có trí nhớ kém gấp 5 lần những người có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Ít ngủ là kẻ thù số một của trí não bởi vì não không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc. Cơ thể mệt mỏi khiến trí não không thể hoạt động minh mẫn.

Thức khuya và những tác hại đủ đường

Ảnh minh họa

Bệnh dạ dày và ruột

Tế bào trên niêm mạc dạ dày của người thông thường thay mới 2-3 ngày/ lần vào ban đêm.

Nếu ăn đêm hoặc thức khuya, dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Đồ ăn đêm bị lưu giữ ở dạ dày trong thời gian dài của giấc ngủ cũng khiến dạ dày tiết ra lượng dịch lớn, kích thích lên niêm mạc dạ dày. Lâu dần dễ gây rách niêm mạc dạ dày, bục dạ dày.

Béo phì

Tạp chí Sleep cho thấy, ngủ muộn làm gia tăng chỉ số khối cơ thể (BMI). Điều này cũng xảy ra ngay cả với những người có hoạt động thể dục thường xuyên hoặc những người ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm nhưng thức khuya.

Suy giảm hệ miễn dịch

Cơ thể không được nạp đủ năng lượng sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Từ đó, bạn sẽ bị mắc những bệnh “vặt” như cảm lạnh, dị ứng… hơn.

Tâm trạng tồi tệ

Những nghiên cứu gần đây cho thấy giờ đi ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần ngày hôm sau của bạn, khiến xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác lo lắng.

Đồng hồ sinh học bị đảo lộn cũng khiến sức khỏe tinh thần giảm sút, gây cảm giác khó chịu, cau có, dễ tức giận, thiếu kiên nhẫn.

Xấu da, liệt mặt

Phụ nữ thức khuya thường có da mặt xấu, nhanh lão hóa, kém đàn hồi. Nguyên nhân là vì suốt một ngày dài, da phải tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn nên đêm đến là khoảng những tế bào da mới được tái tạo. Khi ngủ, cơ mặt giãn ra khiến cho việc hồi phục và tái tạo trở nên nhanh chóng. Không cho da nghỉ ngơi khiến thức khuya trở thành kẻ thù truyền kiếp của làn da.

Ngoài ra, bạn có thể bị liệt mặt vì thức khuya. Ban đêm, nhất là mùa đông, nhiệt độ thường xuống thấp. Ngủ muộn khiến hệ thần kinh bị căng thẳng do làm việc quá sức, hệ tim mạch cũng bị ức chế do nhiệt độ thấp. Vì thế, sự gia tăng gốc tự do làm hủy hoại dây thần kinh số 7. Liệt mặt không diễn ra ngay lập tức mà những nguy cơ sẽ tích lũy lại và nguy cơ một ngày bạn bị liệt mặt là có thể xảy ra.

Suy giảm thính giác

Máu không cung cấp đủ cho tai giữa khi thức khuya có thể gây suy giảm thính giác, thậm chí gây điếc trong một số trường hợp thiếu ngủ triền miên.

Nguy cơ bệnh tim

Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân, tiểu đường, tăng huyết áp,… Ban đêm là lúc nhịp tim hạ, mạch máu chậm, cơ thể phù hợp cho trạng thái nghỉ ngơi. Bắt tim làm việc quá sức có thể khiến tim suy yếu dẫn đến bệnh tật.

Thu Ngân

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook