Sau khi ăn bún dọc mùng vài phút, bệnh nhân nữthấy khó thở, co thắt như bị cơn hen nặng phải đến bệnh viện cấp cứu, nhưng sau đó bị hôn mê.
Ngày 14.4, tại hội thảo khoa học hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận trường hợpbệnh nhân nữ,bị sốc phản vệ do thức ăn (dọc mùng). "Sau khi ăn bún dọc mùng vài phút,bệnh nhân này thấy khó thở, co thắt như bị cơn hen nặng phải đến bệnh việncấp cứu.Do khó thở nặng nên trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã bị ngừng tim. Sau khi cấp cứu tim đã đập lại, nhưng não đã hỏng do thiếu ô xi", ông Bình kể.
Ông Bình cũng cho biết, tình trạng sốc phản vệ do thuốc, thức ăn, mỹ phẩm và nọc côn trùng ngày càng phổ biến, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầugây sốc phản vệ. Sốc phản vệ là dị ứng nặng, nghiêm trọng nhất, có thể gây tử vong do suy hô hấp và tuần hoàn. Sốc phản vệcó thể xảy ra trong vòng vài phút, sau khi tiếp xúc với thuốc hoặc các hóa chất gâysốc, bao gồm một số thuốc, thức ăn…
Theo chuyên gia này,tại Bệnh viện Bạch Mai, trước đây mỗi năm chỉ gặp vài trường hợp, nhưng hiện tại hầu như ngày nào cũng ghi nhận bệnh nhân sốc phản vệ. Nguyên nhân do sử dụng nhiều thiết bị y tế; chị em làm đẹp, nhu cầu can thiệp cao, nên phải sử dụng nhiều thuốc vào người. "Chẳng hạn như thuốc gây tê khi làm thủ thuật trong điều trị làm đẹp. Nếu bị dị ứng với thuốc này sẽ gây phản vệ luôn, chưa kịp can thiệp đã tử vong. Thậm chí có người chỉ ăn một hạt lạc cũng bị sốc phản vệ, tử vong", ông Bình cảnh báo
Ông Bình cũng lưu ý, nếu người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc khi đang tiêm thuốc có cảm giác bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi… cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Cũng theo ông Bình, trước đây phác đồ điều trị sốc phản vệ thường chỉ bác sĩ mới được chỉ định áp dụng và thuốc chỉ tiêm dưới da. Nhưng nay với phác đồ mới của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, tất cả các y bác sĩ đều có thể thực hiện được.
Thuốc điều trị chủ lực là Adrenalin liều thấp, rẻ tiền, được tiêm bắp, nên cấp cứu nhanh hơn. Nếu y, bác sĩ biết đó là sốc phản vệ, kịp thời cấp cứu thì khả năng 80 – 90% có thể thoát được. Ngoài ra nếu bệnh nhân thấy có dấu hiệu sốc phản vệ cũng có thể tự tiêm được.
Giáo sư Nguyễn Gia Bình cho rằng, loại thuốc cấp cứu này cần được trang bị tại những đơn vị cấp cứu ban đầu, trên máy bay, tàu biển và hải đảo để có thể cứu chữa kịp thời bệnh nhân sốc phản vệ.
Liên Châu (TNO)
Nguồn: Giáo dục Online
Chưa có bình luận.