Không chỉ là cây gia vị, tía tô còn được dân gian tin dùng như là loại dược liệu lành.
Tía tô giải cảm, chống ho
Tía tô nấu nước để xông và tắm sẽ toát mồ hôi, giải độc cảm nắng lẫn lạnh. Thường xuyên ăn tía tô có tác dụng chữa bệnh chán ăn, kiện vị, lợi tiểu, an thần.
Nước lá tía tô kết hợp nấu với cây cát cánh để uống còn có tác dụng chống ho. Cũng có thể dùng lá cây nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để chữa ho.
Quả tía tô phơi khô, nghiền nhỏ, hòa nước uống rất có lợi chữa bệnh ho có đờm, suyễn ở người lớn.
Tía tô chữa tiêu chảy, táo bón
Tía tô kết hợp rau sam, kinh giới, cỏ mần trầu sắc nước uống có thể giảm mất nước, hòa khí, giải độc kiết lị. Ngược lại, tía tô cũng là bài thuốc hữu hiệu chữa bệnh táo bón. Hạt tía tô giã nhỏ, chế nước, khuấy đều rồi lấy nước cốt nấu cháo giải nhiệt, trị chứng táo bón.
Giải độc thực phẩm: Tía tô thường được ăn kèm trong các món ăn hải sản. Vị ấm của cây kìm vị lạnh của hải sản chống rối loạn tiêu hóa. Khi bị ngộ độc cua cá, ăn sống tía tô hoặc nấu nước uống có tác dụng giải độc.
Tía tô trị suy nhược thần kinh
Cành tía tô, kết hợp cúc hoa, cam thảo dây, uất kim cương sắc lấy nước uống sẽ giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sức khỏe trí não.
Tía tô chữa ngoại thương và rụng tóc
Khi bị chốc loét ngoài da, lấy lá tía tô giã nhỏ đắp lên vết thương có tác dụng sát trùng, khô miệng vết thương. Những người có triệu chứng rụng tóc nên thường xuyên uống nước tía tô sẽ hạn chế gãy, rụng tóc. Cành tía tô nấu với cành thông, xác ve sầu dùng làm nước tắm còn chữa phù sũng toàn thân.
Chống chỉ định
Tía tô là loài cây không độc tố và có nhiều tác dụng chữa bệnh, là bài thuốc dùng hàng ngày thường xuyên, không sợ dược tính quá cao. Nhưng chú ý không dùng tía tô với cá chép vì có thể gây phản ứng sinh mụn nhọt.
Bình Nguyên
Chưa có bình luận.