Dùng cây kim châm vào huyệt thập tuyền ở 10 đầu ngón tay là cách đơn giản nhất giúp nạn nhân thoát khỏi cửa ải tử thần khi bị tai biến mạch máu não, theo Lương y Bùi Hồng Minh.
Có thể cứu sống người bị tai biến mạch máu não chỉ bằng 1 cây kim
Do có tiền sử cao huyết áp nên bác Nguyễn Ngọc Hạnh, 60 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội, luôn mang theo hai bảo bối bên người: Đó là cây kim măng và thuốc hạ huyết áp. Lý giải về việc luôn mang theo cây kim, bác Hạnh cho hay, nếu chẳng may bị tai biến chỉ cần dùng cây kim châm vào 10 đầu ngón tay cho máu chảy ra. Trường hợp tai biến bị méo mồm thì châm vào huyệt dưới hai bên dái tailà coi như đã cứu được nửa phần tính mạng.
Cây kim cứu tinh cho các trường hợp tai biến mạch máu não.
Lý giải về vấn đề này, Lương y Bùi Hồng Minh cho hay: “Tai biến mạch máu não thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp, người béo phì, nghiện rượu bia, thuốc lá và một số trường hợp mắc bệnh về tim, mạch hở, hay hẹp van tim, van động mạch chủ…”.
Dấu hiệu thường gặp ở các bệnh nhân tai biến là nhức đầu kéo dài hoặc thoáng qua, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, xuất hiện những vết bầm trên mặt, giao tiếp khó khăn hoặc thấy thoáng mất ý thức, không nghe thấy… Tuy nhiên, những dấu hiệu thường thoáng qua nên bệnh nhân hay chủ quan.
Nói về vấn đề có thể dùng cây kim cứu mạng cho những người bị tai biến mạch máu não, Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng việc đó hoàn toàn có cơ sở. “Trên 10 đầu ngón tay có huyệt thập tuyền. Nếu bệnh nhân hôn mê, bất tỉnh, bấm vào huyệt nhân trung và dùng kim hơ qua lửa châm vào huyệt thập tuyền, rồi nặn máu ra. Cách này sẽ giúp bệnh nhân tỉnh lại. Khi bệnh nhân đã có cảm giác đau nhưng chưa vận động được thì bấm vào huyệt đại đôn, hành gian, thái trung (ở rãnh khe xương bàn 1 và xương bàn 2 bàn chân), hợp cốc (ở giữa ngón cái và ngón trỏ). Song song với quá trình sơ cứu cho bệnh nhân, người nhà cần phải khẩn trương gọi cấp cứu để hỗ trợ”, Lương y Bùi Hồng Minh nói.
“Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân, cần phải giữ đúng tư thế và sơ cứu. Các trường hợp tai biến mạch máu não nếu vội vàng cõng, sốc, bế, mang… sẽ khiến cho các tia huyết quản trong não bộ vỡ ra. Nguy cơ dẫn tới tử vong ngay tức khắc là rất lớn”, Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý.
Nắng nóng làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
Thời tiết nắng nóng, để có thể thích nghi được tới nhiệt độ cao ngoài trời, có lúc lên tới 37-38 độ C, thì cơ thể phải điều tiết mồ hôi để làm mát. Khi cơ thể phải điều tiết mồ hôi quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, khiến cho nồng độ máu trong cơ thể giảm, dễ dẫn tới tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Nắng nóng cũng khiến cho chức năng hoạt động của tim kém đi, làm cho máu không đủ vận chuyển tới não và dễ xảy ra tai biến. Đặc biệt là ở những người có tiền sử cao huyết áp, người có bệnh tim mạch…
Lương y Bùi Hồng Minh chia sẻ thêm, ở người già, nắng nóng làm suy giảm chức năng các cơ quan, dễ gây ra tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ…, từ đó làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Lương y Bùi Hồng Minh.
Cách sơ cứu cho bệnh nhân tai biến trong lúc đợi cấp cứu:
Bước 1: Hơ nóng kim khâu, kim măng bằng lửa để sát trùng, rồi dùng kim để châm trên mười đầu ngón tay.
Bước 2: Châm vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly.
Bước 3: Châm kim vào tới khi cho rỉ máu là được.
Bước 4: Trong trường hợp không thấy máu chảy ra có thể nặn các đầu ngón tay tới khi thấy máu chảy ra là được.
Bước 5: Sau khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
Bước 6: Trường hợp bệnh nhân bị méo mồm, dùng kim châm vào hai dái taihoặc kéo hai tai tới khi ửng đỏ.
Bước 7: Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để các bác sĩ điều trị.
Ngọc Minh
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.