Hầu như tất cả các cha mẹ đều biết một số quy tắc cơ bản về sơ cứu ban đầu. Nhưng liệu những kiến thức đó đã chính xác chưa? Hay cha mẹ đang sử dụng theo kiểu đánh đồng chung một cách sơ cứu cho tất cả các trường hợp tương tự?
Ilya Boyko, một chuyên gia cấp cứu sẽ giải thích các lỗi phổ biến và nguy hiểm nhất bố mẹ thường mắc phải trong quá trình sơ cứu cho trẻ nhỏ. Những cách sơ cấp cứu đúng chuẩn với trẻ em dưới đây cũng luôn đúng với mọi đối tượng.
1. Cố gắng làm cho cơ thể trẻra mồ hôi khi trẻ đang sốt là một ý nghĩ điên rồ
Khi trẻ bị sốt sẽ có cảm giác nóng bừng bên trong cơ thể trong khi bên ngoài thìđang run lẩy bẩy vì lạnh, điều này có nghĩa là nhiệt độ cơ thể của trẻ đang tăng lên. Khi đó nếu quấn chăn hoặc mặc thêm nhiều quần áo thì nhiệt độ sẽ càng tăng nhanh. Mặc dù biết rằng sốt giúp trẻ chiến đấu chống lại vi rút, vi khuẩn nhưng khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38°С thì nó lại gây hại cho cơ thể trẻ nhiều hơn là có lợi.
Vì vậy, nếu trẻ đang sốt cao và run rẩy thì cha mẹ cần phải mặc đồ thoáng mát hơn là trùm kín trẻ lại, lau người bằng nước ấm và uống thuốc hạ sốt.
2. Đừng cố nhét cái gì vào miệng trẻ khi trẻ đang bị động kinh
Cha mẹ có thể làm gãy răng của trẻ nếu cố gắng làm việc đó. Trong cơn bộc phát, người bị động kinh không thể cắn đứt lưỡi mình, vì nó đang được kéo căng ra với một lực lớn. Họ chỉ có thể cắn nó một chút nhưngsẽ không gây ra bất kỳ tác hại gì lớn. Việctốt nhất cha mẹ có thể làm để giúp đỡ trẻ là tìm một cái gì đó mềm đặt dưới đầu, để giúp trẻ tránh bị đập đầu, ảnh hưởng đến não trong khi co giật. Khi cơn động kinh đi qua thì hãy để trẻ nằm nghiêng sang một bên nghỉ ngơi.
3. Không được bôi kem lên vết bỏng ngay lập tức
Khi da bị “đốt cháy”, theo quán tính nó sẽ đẩy lượng nhiệt dư thừa đi sâu vào các mô bên trong cơ thể. Trong tình huống này thì cha mẹ hãyngâm chỗbị bỏng vào trong nước lạnh khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp nhiệt độ giảm nhanh hơn. Đừng chà bất cứ thứ gì trực tiếp lên da vì đó sẽ là một cái bẫy nhiệt. Cha mẹ chỉ bôi thuốc mỡ hoặc kem lên vết bỏng sau khi ngâm nước lạnh từ 20 phút trở lên.
4. Đừng di chuyển trẻ bị thương đi bất cứ đâu khi không có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
Nếu tai nạn xảy ra trên đường thì cha mẹ không nên di chuyển trẻ, và càng không nên cố gắng để kéo trẻ ra khỏi xe bằng mọi giá. Nếu làm thế, cha mẹ sẽ chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn mà thôi. Quy tắc này chỉ có thể bị “vi phạm” trong những tình huống “bất khả kháng”, ví dụ như chiếc xe bốc cháy.
Việc cần làm của cha mẹ lúc này là:
– Gọi xe cứu thương.
– Nếu có thể, hãy tắt động cơ của chiếc xe, và cắt nguồn bình điện của nó.
– Cầm máu.
– Giúp trẻ giữ bình tĩnh.
5. Nếu trẻ bị nghẹt thở, đừng vỗ vào lưng
Nếu cha mẹ vỗ vào lưng trẻ thì sẽ chỉ làm trẻ bịnghẹt thở thêm do vật gây nghẹt thở tiếp tục trượt sâu xuống khí quản.Những gì cha mẹ cần làm là hãy giữtrẻ cúi khom người xuống, giúp trẻ bình tĩnh, và yêu cầu trẻ từ từ hít sâu và thở ra một cách chậm rãi hai lần. Điều này sẽ giúp giảm bớt nghẹn và đưa vật chặn đường thở lên thoát ra ngoài.
6. Đừng cố gắng giữ lưỡi khi trẻ bất tỉnh
Rất là nguy hiểm khi để người bịbất tỉnh nằm ngửa, sẽ khiếnlưỡi bị rơi ngược vào trong cổ họng và chặn đường thở của họ. Để đảm bảo điều này không xảy ra, cha mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng, hoặc ít nhất là đầu trẻ nghiêng qua một bên. Cha mẹ không nên cố gắng kéo lưỡi ra khỏi miệng của trẻ.
7. Không sử dụng dây garo nếu đó không phải là vết thương chảy máu động mạch
Chảy máu động mạch rất dễ để phát hiện và hoàn toàn không phải dựa vào màu sắc máu như cha mẹ vẫn tưởng. Trong các động mạch, máu được bơm đi với tốc độ cao dưới áp lực, vì vậy khi bị thương nó không phải là một dòng máu nhỏ chảy ramà sẽ giống như một đài phun nước. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ cần phải ngay lập tức đặt một miếng vải lên miệng vết thương và đè chặt lên đó để tạo lực đè, đồng thờiquấn quanh phần phía trên vết thương bằng dây garo hoặc khăn choàng, quần áo. Nếu vết thương là chảy máu tĩnh mạch thì cha mẹ sử dụng băng cá nhân là được, tuyệt đối không dùng dây garo vì điều này có thể rút hết máu của chân hoặc tay theo.
8. Đừng chà xát phần cơ thể bị tê cứng vì lạnh
Nếu cha mẹ cứ cố gắng chà xát tay chân trẻ khi trẻ bị lạnh cóng thì sẽ làm vỡ các mao mạch và làm cho tình hình trở nêntồi tệ hơn. Sử dụng nước nóng để ngâm cũng là một phương pháp không hề tốt. Tốt nhất thì cha mẹ nên làm ấm cơ thể trẻ từ từ, đặt bàn chân, bàn tay vào nước hơi ấm và tăng nhiệt độ nước lên dần dần.
9. Đánh giá tình hình, khả năng của bản thân và suy nghĩ một cách logic trước khi cha mẹ cố gắng cứu giúp trẻ
Dù trong trường hợp khẩn cấp, cha mẹ nên dành 30 giây đầu tiên để quan sát và đánh giá tình huống để đưa ra cách giải cứu hợp lý. Cha mẹ hãy là người sơ cứu thông minh, chứ đừng vì vội vàng mà gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ và chochính bản thân mình. Ví dụ, cha mẹ thấy trẻ bị điện giật mà ngay lập tức đến chạm vào trẻ nhằm mục đích kéo trẻ ra thì sẽ làm cả hai thương vong thay vì chỉ có một người. Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải ngắt nguồn điện (cầu dao, công tắc…) hoặc sử dụng một cây gậy bằng gỗ gạt sợi dây diện ra khỏi người trẻ để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sau đó mới vào chạm vào người trẻ.
Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào, việc quan sát và đánh giá tình huống không được thực hiện thì có thể sẽ làm cho mọi việc xấu đi. Và điều quan trọng nhất là cha mẹ nên gọi cho 115 ngay lập tức trong những tình huống nguy hiểm trước khi tự mình sơ cấp cứu.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.