Chủ Nhật, 24/04/2016 | 03:31

Mặc dù gây tổn hại đến sức khỏe, nhiều phương pháp, vật dụng làm đẹp thời xưa vẫn trở thành xu hướng kéo dài trong nhiều thế kỷ.

Tục bó chân

Bó chân là tục lệ phổ biến của phụ nữ Trung Quốc hơn 1000 năm trước. Để bàn chân nhỏ nhắn, các bé gái sẽ bị bóp nát xương bàn chân và bó lại thật chặt để không phát triển tiếp.

Rùng mình trước những trào lưu làm đẹp nguy hiểm trong lịch sử

Đôi chân nhỏ nhắn làm dáng đi yểu điệu, tạo nênnét nữ tính vàđược nhiều cô gái làm theo. Tuy nhiên, xét về khía cạnh sức khỏe, tục lệ này gây ra những tác hại khủng khiếp. Ước tính, cứ 10 phụ nữ thực hiện tục lệ này thì sẽ có 1 người tử vong vì nhiễm trùng máu, hoại tử hay các bệnh khác. Những người sống sót cũng phải sống với chấn thương suốt phần đời còn lại, mất khả năng đi đứng như người bình thường và không thể làm được bất kỳ việc nặng nào.

Mặc vải mỏng Muslin vào mùa lạnh

Rùng mình trước những trào lưu làm đẹp nguy hiểm trong lịch sử

Cuối thế kỷ XVIII, vải muslin được xem là một trào lưu của các quý cô thanh lịch. Tuy nhiên, đây là loại vải mỏng chỉ phù hợp với thời tiết nóng bức tại Ấn Độ chứ không thể giữ ấm cho cơ thể với thời tiết lạnh và ẩm ước trong mùa đông của châu Âu. Đó là lý do mốt chuông quần áo may từ vải muslin đã dẫn đến dịch bệnh viêm phổi năm 1803 với tên gọi “dịch bệnh muslin”.

Cổ áo “bóp nghẹt” cổ

Rùng mình trước những trào lưu làm đẹp nguy hiểm trong lịch sử

Vào cuối thế kỷ XIX, mốt thời trang của các quý ông là chiếc áo cổ cao có thể tháo rời. Cổ áo này được may theo kiểu bao khít quanh cổ người đàn ông. Chúng cứng và khít tới nỗi có thể chặn lưu thông máu, gây áp xe não, thậm chí là ngạt thở, dẫn tới tử vong. Trường hợp điển hình nhất là người đàn ông tên William F. Dillon. Khi cổ họng của Dilon bị sưng nhẹ do mắc chứng khó tiêu, chiếc cổ áo quá chật đã bóp nghẹt phần cổ, khiến ông tử vong vì ngạt thở.

Dùng celluloid để làm đẹp

Vào đầu thập niên 1900, celluloid được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, một trong số ứng dụng là làm chất liệu cho các món đồ trang điểm của phái nữ, ví dụ lược cài tóc .

Nhưng đây là một chất rất dễ bắt lửa, thỉnh thoảng gây cháy tóc phụ nữ và trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiều vụ cháy nhà máy sản xuất.

Đánh phấn bằng những hóa chất siêu độc

Da trắng, nhợt nhạt là biểu tượng cho sự giàu có, quý phái trong thời nữ hoàng Elizabeth. Chỉ những phụ nữ con nhà giàu, không phải làm việc dưới trời nắng mới có làn da trắng sứ đó.

Rùng mình trước những trào lưu làm đẹp nguy hiểm trong lịch sử

Đó là lý do phụ nữ thời này làm mọi cách để có nước da trông nhợt nhạt. Và phấn Ceruse chính là hoạt chất được sử dụng với mục đích này. Nhưng thực chất, loại phấn này là hỗn hợp của chì, giấm, vô cùng nguy hiểm.

Một số người còn dùng phèn chua, tro hay thậm chí là phấn bụi và nước tiểu, bất chấp đe dọa tới sức khỏe.

Váy phồng

Váy phồng là một chiếc váy có khung và lồng rộng làm từ thép hoặc sắt. Khi mặc chiếc váy này, phụ nữ sẽ có thân hình đồng hồ cát, với phần xòe ra ở phía dưới và có thể có đường kính lên đến 2 mét. Cơn sốt váy phồng từng một thời lan khắp châu Âu.

Rùng mình trước những trào lưu làm đẹp nguy hiểm trong lịch sử

Đây là loại váy cực kỳ bất tiện cho phụ nữ khi muốn đi qua cửa hoặc lên xe ngựa. Hơn nữa, nó còn dễ bắt lửa và bị cháy mà người mặc không biết nên vô cùng nguy hiểm. Tờ New York Times thời đó đưa tin, chỉ trong khoảng 2 tháng đã có 19 người phu nữ thiệt mạng vì cháy váy phồng.

Áo corset “thắt đáy lưng ong”

Áo corset là loại áo chẽn bó sát cơ thẻ, giúp định hình vóc dáng mảnh mai của phái đẹp. Do thiết kế đặc trưng, chiếc áo corset giúp phái đẹp nhấn mạnh vào những đường cong và siết chặt vòng eo, khoe vẻ tròn đầy của đôi gò bồng đảo.

Rùng mình trước những trào lưu làm đẹp nguy hiểm trong lịch sử

Vào thế kỷ XVI, những phụ nữ có chiếc eo “thắt đáy lưng ong”, vóc dáng “đồng hồ cát” được coi là quý phái. Vì vậy nhu cầu sử dụng của loại áo này rất ao. Thậm chí nhiều thế kỷ sau, nóvẫn được coi là công cụ và bí quyết làm đẹp của phái nữ. Tuy nhiên, loại áo này thực sự là con dao hai lưỡi, đe dọa sức khỏe của người mặc.

Do thiết kế siết chặt vòng eo nên áo corset ngăn cản sự lưu thông máu giữa phần thân trên và thân dưới. Phần bụng bị bó chặt khiến chị em phải gò mình trong chiếc áo corset, gây cảm giác khó thở.

Đó là chưa kể chiếc áo này còn gây tổn thương cho buồng phổi và khung xương, thậm chí gây xáo trộn sự sắp xếp tự nhiên của nội tạng, gây chảy máu bên trong. Năm 1903, một người phụ nữ đã chết đột ngột do miếng thép được chèn bên trong áo corset đâm xuyên vào tim.

Dương Thùy

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook