Những loài ký sinh trùng nguy hiểm này có thể làm tổ trên não và khiến người bệnh tử vong.
Trùng a-míp ăn não
Trùng a-míp ăn não có tên khoa học là Naegleria fowleri, là một loại a-míp đơn bào sống tự do ngoài môi trường. Loại ký sinh trùng này khi lọt được vào cơ thể có thể tàn phá não bộ con người.
Môi trường sống của a-míp ăn não là những vùng nước ngọt ấm áp như sông, suối nước nóng, hồ, trong đất. Quá trình nhiễm trùng thường xảy ra khi chúng ta bơi hay lặn ở các vùng nước ngọt này. Thông qua đường mũi, loại ký sinh trùng a-míp ăn não có thể xâm nhập vào cơ thể và di chuyển dần lên não.
Trùng a-míp có ngoại hình khá giống mặt người
Khi bị ký sinh trùng này tấn công, bệnh nhân sẽ có triệu chứng cứng cổ, đau đầu, ói mửa,… Trường hợp nặng hơn nạn nhân có thể rơi vào hôn mê và tử vong sau vài ngày.
Triệu chứng của sự tấn công này là gây ra cho bệnh nhân những cơn đau đầu, cứng cổ, ói mửa… Nặng hơn nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong sau khoảng năm ngày.
Toxoplasma gondii
Toxoplasma gondii là loài động vật nguyên sinh thuộc chi Toxoplasma, thường ký sinh trên cơ thể mèo. Loại ký sinh trùng này vô cùng đáng sợ và được coi là "bậc thầy kiểm soát", một khi loài chuột bị nhiễm Toxoplasma gondii, nó sẽ bị "điều khiển" để "dẫn xác" đến cho mèo. Tương tự như vậy, khi vào cơ thể con người, loài ký sinh trùng nguy hiểm này cũng cố gắng "xâm chiếm" bộ não của người bệnh.
Ký sinh trùng T.gondii sinh sôi trong ruột mèo.
Theo nghiên cứu, Toxoplasma gondii có thể gây ra nhiều rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, làm ảnh hưởng đến hành vi của con người.
Sán dây lợn
Sán dây có nhiều loại nhưng chỉ có 3 loại là lây nhiễm trực tiếp ở não bộ con người. Loại sán dây có tên khoa học Taenia Solium xâm nhập cơ thể người bệnh theo hai con đường. Con đường thứ nhất là ăn thịt lợn nhiễm sán chưa chín kỹ, dẫn đến nhiễm sán trong ruột. Con đường thứ hai qua tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc người nhiễm bệnh, làm ấu trùng sán tấn công hệ thần kinh và lây nhiễm cho nhiều mô khác nhau. Ấu trùng sau khi xâm nhập hệ thần kinh sẽ tiến vào não, có thể gây ra chứng động kinh.
Sán lợn thường bắt gặp ở não và mắt người – ảnh minh họa
Nguyên nhân nhiễm sán thường là do điều kiện vệ sinh yếu kém ở các khu vực dân cư và môi trường. Con người sống trong môi trường đó có thể vô tình tiếp xúc trực tiếp với trứng sán, nhất là khi không rửa tay thường xuyên.
Sán Spirometra
Vào năm 2013, một người đàn ông gốc Trung Quốc được các bác sĩ phát hiện có một dạng sán lạ di chuyển bên trong não. Sau khi chụp cắt lớp, bác sĩ phát hiện loại sán Spirometra sống ký sinh trong đầu của ông trong 4 năm và di chuyển từ nửa não bên này sang nửa não bên kia. Đây là loại sán có thể di chuyển khắp cơ thể người như mắt, các mô hay thậm chí là não.
Ảnh chụp scan cho thấy sự di chuyển của con sán trong đầu bệnh nhân qua thời gian (mũi tên).
Ban đầu, bệnh nhân này có triệu chứng đau đầu, sau một thời gian, ông có các triệu chứng mới là co giật và đau ở chân khi sán tấn công vào khu vực khác trong não bộ. Các bác sĩ sau đó đã phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ chúng vì chưa có thuốc điều trị hiệu quả.
Theo con số thống kê,trong giai đoạn 1953-2013 có khoảng 300 trường hợp nhiễm sán Spirometra được ghi nhận, phổ biến ở các vùng nông thôn của châu Á. Đây là dạng sán ít được con người biết đến, được cho là khá bí ẩn và có vòng đời phức tạp.
Sán dây Spirometra có thể sống trong ruột non của mèo và chó, nhưng khi được thải ra ngoài thì tồn tại trong phân và sống trong nguồn nước. Ấu trùng này có thể cư trú trong cơ thể ếch, rắn hay động vật giáp xác nhỏ. Qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm sán, con người có khả năng bị ấu trùng xâm nhập, tạo thành nang bên trong não hoặc các bộphận khác. Hậu quả chúng gây ra là tổn thương mắt, mô, liệt, thậm chí là tử vong.
Dương Thùy
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.