Rủ nhau đi làm đẹp, nhiều chị em không hề biết rằng việc dùng chung các dụng cụ xăm mắt, xăm môi, xỏ khuyên tai, lấy ráy tai, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm viêm gan C rất lớn.
“Ổbệnh” tiềm ẩntừ các dịch vụ làm đẹp không an toàn
Trong những năm gần đây, tỷ lệ viêm gan virus C tại Việt Nam có xu hướng tăng do người dân thiếu kiến thức về bệnh. PGS.TS, bác sĩ Trịnh Thị Ngọc, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: “Có tới khoảng gần 50% bệnh nhânxơ gan, ung thư gan lần đầu tiên tới bác sĩ mới biết mình bị nhiễm viêm gan. Chính vì vậy nhiều khi người mắc viêm gan C lây nhiễm cho người khác mà không hề hay biết. Việc gia tăng tỷ lệ viêm gan C còn do kiến thức về căn bệnh này còn ít được mọi người biết tới. Trong khi đó, mọi người lại thường có tâm lý chủ quan không nghĩ tới mình có nguy cơ mắc bệnh nên ít đi làm xét nghiệm sớm. Điều này khiến cho người bệnh thường có tiên lượng xấu và điều trị cũng khó khăn hơn”.
PGS.TS, bác sĩ Trịnh Thị Ngọc
Trước đây, bác sĩ Trịnh Thị Ngọc cũng đã tiếp nhận trường hợp 4 bệnh nhân nữ là bạn thânchơi với nhau đã phải cùng nhau đi chữa bệnh viêm gan C. Nguyên nhân gây bệnh của 4 bệnh nhân trên là do cùng nhau đi xăm mắt, xăm môi để làm đẹp. Sau đó cả 4 người đã tình cờ biết được bị nhiễm viêm gan C khi công ty có đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Lý giải về trường hợp này, bác sĩ Trịnh Thị Ngọc cho biết: “Con đường lây nhiễm của viêm gan virus C chủ yếu qua đường máu cho nên việc tiếp xúc với máu của bệnh nhân như sử dụng chung dụng cụ(dao cạorâu, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, bông tẩy trang…) cónguy cơ lây bệnhrất cao. Bên cạnh đó, một nguồn lây bệnh viêm gan virus C lớnít người để ý là khichâm cứu, xỏ khuyên tai, xăm mắt, chữa răng, lấy ráy tai… do các vật dụng không vô trùng”.
Bệnh diễn biến rất thầm lặng
Theo bác sĩ Trịnh Thị Ngọc: “Viêm gan C được cho là “kẻ giết người thầm lặng”, do khi người bệnh mang virus hầu như không có triệu chứng lâm sàng. Ở giai đoạn đầu (viêm gan C cấp) bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc có nhưng ít người nhận ra. Lúc này những tổn thương gan vẫn âm thầm diễn ra”.
“Có tới 80% trường hợp bị nhiễm viêm gan virus C tiến triển thành mãn tính. Thường người viêm gan virus C trong nhiều năm cũng không có triệu chứng. Trong thời gian này virus vẫn tiếp tục phát triển trong gan, chúng làm cho nồng độ men gan trong máu cao. Thường thì sau từ 20-30 năm người bị nhiễm viêm gan virus C mới phát hiện mình mắc bệnh. Lúc này bệnh thường tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Khi gan bị xơ hóa, gan sẽ mất đi chức năng giải độc và tiêu hóa, người bệnh sẽ có những biểu hiện mệt mỏi, khó tập trung, đau cơ, chán ăn…”, bác sĩ Trịnh Thị Ngọc cho biết thêm.
TạiHội nghị về những tiến bộ mới trong điều trị viêm gan C, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Len, Giám đốc Bệnh viện Medlatec cho biết, việc phòng ngừa viêm gan C chủ yếu phòng ngừa bằng con đường lây nhiễm. Viêm gan A, B đã có vắc xin tiêm dịch vụ để phòng ngừa còn viêm gan C hiện nay vẫn chưa có. “Viêm gan C có cơ hội điều trị khỏi bệnh và tiên lượng rất khả quan nếu phát hiện sớm. Đểbiết được mình có nhiễm viêm gan C hay không thì mọi người cần phải đi làm xét nghiệm. Chủ động làm xét nghiệm tầm soát là biện pháp tốt nhất để chữabệnh này. Nên định kỳ đi xét nghiệm viêm gan C 6 tháng/lần”.
“Hiện nay, các xét nghiệm xác định viêm gan B, C đều rất hiện đại, có thể xác định cả gan nhiễm mỡ. Cả viêm gan B, C và gan nhiễm mỡ đều gây ra tình trạng nguy hiểm dẫn tới xơ gan nguy hiểm cho tính mạng”, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Len chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh viêm gan C không thể lây qua đường ăn uống, hắt hơi, sổ mũi, hôn, ăn chung bát đũa, sử dụng chung nhà vệ sinh…
Để giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan C, WHO khuyến cáo như sau:
– Không dùng chung bơm kim tiêm các vật dụng khác như: kim châm cứu, xăm mình, khuyên tai…
– Quan hệ tình dục nên dùng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm, không quan hệ tình dục khi đang trong thời kỳ hành kinh.
– Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: Cắt móng tay, bông tẩy trang, tăm xỉa răng, bàn chải đánh răng…)
– Phụ nữ trong thời gian hành kinh nên bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn.
Ngọc Minh
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.