Thứ Tư, 22/04/2020 | 23:24

Rối loạn chức năng ở người có tuổi, người già

Ở người già chức năng thận thường bị rối loạn, do suy tim, các bệnh dạ dày, ruột, do tập quán uống quá ít nước và các bệnh ảnh hưởng đến bài tiết, nhiệt khuẩn tiết niệu mạn tính.

Khi có suy tim ở người có tuổi

Khi có suy tim, nước tiểu ít và sẫm màu, hay đái đêm. Tỷ trọng nước tiểu tăng hay gặp protein niệu cặn gồm vài hồng cầy, vài trụ hình trong, không có trụ hình hạt. Ure máu tăng. Trong suy tim, trung bình ure máu vào khoảng 45mg%-60mg%; trong suy tim nặng có thể lên đến 100mg%. Các thuốc lợi tiểu còn có tác dụng với điều kiện là các đường bài niệu được thông. Cũng cần kiểm tra nồng độ kali máu vì sự điều hòa chất này kém hiệu nghiệm ở tuổi già.

Khi có tổn thương thận ở người có tuổi

Trong các yếu tố ngoài thận ảnh hưởng đến hằng định nội môi, thì tình trạng thái giảm cảm giác khác đóng một vai trò quan trọng. Người già nhất là nữ nếu uống quá ít nước và ít nhiều đều ở trong tình trạng mất nước kinh diễn. Thải niệu giảm, nồng độ ure cao, trong lúc đó creatinin bình thường.

Tình trạng hạ kali máu thường gặp ở người già dùng nhiều thuốc nhuận tràng, bi xơ gan, chán ăn

Nôn và đi ỉa làm mất thăng bằng nước điện giải nhanh chóng ở người già: mất nước, đái ít, mất kali, tăng ure máu.

Khi có nhiễm khuẩn bể thận, thận

Các trạng thái lũ lẫn hay gặp trong bệnh não do nhiễm độc, chấn thương hay thiếu máu cục bộ, đã gây nên tình trạng khó đái chức năng. Tình trạng này tiến triển tùy theo bệnh nguyên thủy và bản thân nó gây nên, duy trì nhiễm khuẩn tiết niệu. Chừng nào còn ứ đọng trong bàng quang thì nhiễm khuẩn không thể hết và dễ tái phát trong thời gian ngắn. Nếu có trở ngại cho sự bài niệu thì dễ có trào ngược từ bàng quang lên niệu quản và qua đó gây nhiễm khuẩn bể thận, thận.

Bệnh viêm cầu thận lan tỏa hiếm gặp ở tuổi già. Trái lại, viêm bể thận mạn tính rất phổ biến, trong đó quá nửa là do một bệnh tiết niệu gây tắc đường bài niệu.

Đường bài tiết dưới thường bị tổn thương:

Bệnh tuyến tiền liệt, hẹp do sẹo ở niệu đạo, bệnh ở cổ bàng quang, ung thư sinh dục hoặc hậu môn – trực tràng xâm nhập bàng quang, u bàng quang lành, ác tính, sỏi thận, dị dạng bẩm sinh.

Các rối loạn chức năng ảnh hưởng đến cơ tròn bàng quang:

đái không kiềm chế được, bí đái, hay gặp ở người già liệt giường, tìm không thấy tổn thương thực thể. Các rối loạn nước tiểu này sẽ hết nhanh khi bệnh nhân có thể dậy được. Nhiều chuyên gia cho đó là sự kích thích chung do vận động cơ thể cũng như do nhiều cơ quan phản xạ liên quan đến động tác đi. Cũng có thể do tác động tâm lý, khi bệnh nhân cảm thấy mình có thể trở lại hoạt động.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook