Chủ Nhật, 22/05/2016 | 12:01

Mặc dù đã được cảnh báo là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng những loại đồ ăn vặt gây hại sức khỏe cho trẻ nhỏ vẫn xuất hiện rất nhiều tại cổng các trường học, các bến xe, các chợ và bên lề đường.

Hiểm họa sau những món quà vặt ngon mắt

Thời gian qua, báo chí và các trang mạng xã hội đã phản ánh hàng loạt những vụ việc liên quan tới đồ ăn vặt cho trẻ nhỏ.

Tiếng chuông cảnh báo gần đây nhất về vấn đề nàyđó là trường hợp ngộ độc thực phẩm của 14 em học sinh trường THCS Tam Hòa, TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nguyên nhân là do các em đã ăn bánh tráng trộn của một hàng rong trước cổng trường. Trong số đó có 6 em bị ngộ độc nặng phảitruyền dịch và theo dõi.

Một trường hợp khác là cháu Hồ Thị Kiều Anh (11 tuổi, ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch). Sau khi uống một chai nước ngọtkhông rõ nguồn gốc, cháu bị mẩn đỏ toàn thân, phồng rộp nghiêm trọng như bị bỏng, kèm loét miệng, khó thở, phải nhập viện cấp cứu.

Thương tâm hơn là trường hợp cháu Đ.Th.Tr. M., học sinh lớp 7, Trường THCS số 1 Đồng Sơn (T.P Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong do ngộ độc thực phẩm dẫn đến suy đa phủ tạng sau khi uống 2 lon nước ngọtbán dọc vỉa hè và ăn vặt tại quán đồ ăn nhanh.

Những món ăn vặt tại cổng các trường học đánh vào tâm lí các em học sinhvì giá rẻ, hợp với túi tiền. Chúng vô tình trở thành món ăn yêu thích của trẻ nhỏ, nhưng ít người biết rằng, hiểm họa chất chứa trong món ăn này lại vô cùng nguy hiểm.

Chỉ mới vài tháng trước đây, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Chi cục QLTT Hà Nội mới thu giữ một lô hàng gần 70 tấn các loại ô mai, bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện tại Gia Lâm, Hà Nội. Một lượng hàng quá lớn nhưng lại không hề có giấy tờ gì chứng mình nguồn gốc hay đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không hạn sửdụng, thậm chí không đảm bảo được tình trạng bảo quản vận chuyển an toàn.

Ngoài ra, đồ ăn vặt bán ngoài đường thường sử dụng phẩm màu, hóa chất công nghiệp để giữ cho món ăn này tươi lâu và có màu sắc hấp dẫn. Đây là nguy cơ gây ra các bệnh mãn tính về gan, thận, thần kinh và gây ung thư. Mặt khác, các chất độc tích tụ lâu trong cơ thể sẽ làm xuất hiện nhiều bệnh lạ.

Phụ huynh đừng tiếp tay cho thói quen ăn vặt của trẻ

Dùđã được cảnh báo rất nhiều nhưng các ông bố, bà mẹ đôi khi vì thương con đói, hoặc chỉ vì muốn con bằng bạn bằng bè, mà vô tình cho con mình ăn những thực phẩm độc hại, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Có nhiều phụ huynh khuyến khích con học bằng cáchđược điểm tốt liền cho con 5.000 – 10.000đ để thưởng và cho phép trẻ dùng tiền đómua những món đồ ăn mà mình thích.

Các loại thức ăn như nem chua rán, xúc xích,… bán lề đường không đảm bảo vệ sinh.

Có thể nói, chính vìsự dễ dãi chiều theo sở thích ăn quà vặt của con, nhiều phụ huynh vô tìnhđã để trẻ ăn vàothực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng.

Hiện nay đang là cao điểm mùa nắng nóng, thức ăn được bày bán ngoài đường phố bị nhiễm vi khuẩn do bụi bẩn gây nên, rất dễ bị ôi thiu, nếu ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc, rất nguy hiểm.

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho học sinh hiện nay chính là cha mẹ phải dạy con em mình từ bỏ thói quen ăn quà vặt tại cổng trường và nơi công cộng. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến vấn để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của con em mình. Hãy nói không với quà vặt để phòng tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Cách xử trí khi bé bị ngộ độc thực phẩm

Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc vì ăn phải thực phẩm bẩn, cha mẹ cần biết cách xử trí kịp thời theo hướng dẫn dưới đây:

– Gây nôn cho trẻ: Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là gây nôn cho trẻ để tống hết thức ăn ra ngoài. Nếu bé nôn được thì đó là một dấu hiệu tốt. Nếu không, bố mẹ phải chủ động gây nôn cho trẻ.

– Bổ sung oresol: Khi bị nôn, đi ngoài, trẻ thường mất nước và rối loạn điện giải. Vì vậy phải bổ sung nước, điện giải bằng dung dịch oresol. Nhưng cha mẹ cần làmtheo đúng hướng dẫn, pha đúng tỉ lệ vàcho trẻ uống từ từ, từng chút một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc.

– Không dùng thuốc cầm tiêu chảy:Cha mẹ tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảyvì ngộ độc thức ăn. Vì khi tiêu chảy, lượng vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm sẽ bị tống ra ngoài. Nếu muốn dùng thuốc phải có chỉ định từbác sĩ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở,… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Kim Anh

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook