Chủ Nhật, 30/12/2018 | 21:35


Khớp vai là khớp có tầm vận động lớn nhất cơ thể khi xoay được 360 độ. Khớp này cũng rất dễ bị trật khi vận động mạnh, sai tư thế v.v

Khớp vai là khớp có tầm vận động lớn nhất cơ thể khi xoay được 360 độ, là khớp khởi phát toàn bộ hoạt động chi trên, đảm bảo sự khéo léo, linh hoạt trong các vận động, cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng…, mặc dù có hệ thốngbao khớp, dây chằng lỏng lẻo nhưng có hệ thống gân cơ gia cố nên khớp vai có sứcmạnh để thực hiện các động tác trong sinh hoạt hằng ngày.

Trật khớp vai là hiện tượng chỏm xương cánh tay trật khỏi ổc hảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách, có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay.

Trật khớp vai là tình trạng chấn thương làm lệch chỏm đầu xươngcánh tay ra khỏi vị trí ban đầu của khớp chỏm đầu xương cánh tay – mỏm cùng vai, làm biến dạng khớp. Nếu nắn chỉnh sớm, điều trị sớm sẽ tiến triển tốt không có biến chứng xảy ra. Nếu không nắn chỉnh, điều trị kịp thời sẽ có các biếnchứng như cứng khớp vai, trật khớp vai tái diển, hạn chế tầm vận động của khớp vai.

Chẩn đoán trật khớp vai

Hỏi bệnh:

Hỏi người bệnh hoàn cảnh xuất hiện có bị ngã hay bị chấn thương, tiền sử có hay bị trật khớp vai hay khớp khác; thực hiện các động tác theo tầm vận động khớp vai có bị hạn chế, người bệnh có bị đau và hỏi các dấu hiệu chủ quan khác.

Khám lâm sàng

– Nhìn từ phía trước người bệnh: mỏm vai thấp xuống do đầu xương cánh tay trật xuống, mỏm cùng vai nhô lên nên gọi là dấu hiệu “gù vai”. Phần dưới cơ Delta, đoạn trên cơ tam đầu cánh tay lõm, góc gấp như hình gãy gọi là dấu hiệu “nhát rìu”. Cánh tay dạng với thân 30º – 40º

– Nhìn nghiêng: đầu xương cánh tay gồ ra phía trước, rãnh giữa cơ Delta và cơ ngực lớn bị đầy

– Sờ nắn: đi sâu vào vùng nách thấy hõm khớp rỗng, dưới mỏ quạ sờ được đầu xương cánh tay.

Chỉ định xét nghiệm:

Ngoài các xét nghiệm cơ bản về máu, Xquang tim phổi cần có các xét nghiệm chuyên khoa như chụp XQuang khớp vai tư thế thẳng, nghiêng. Siêu âm khớp vai và trong trường hợp cần thiết chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) hoặc cộng hưởng từ hạt nhân (MRI).

Chẩn đoán xác định trật khớp vai:

Dựa theo hoàn cảnh xuất hiện, về lâm sàng có biến dạng khớp vai, vai sệ hoặc vai bị lệch, chụp XQ khớp vai thấy đầu xương cánh tay lệch khỏi vị trí ổ khớp.

Chấn đoán phân biệt trật khớp vai

– Tổn thương hoặc đứt gân cơ chóp xoay: Chụp XQuang khớp vai thấy đầu xương cánh tay vẫn ở vị trí ổ khớp nhưng không xoay cánh tay được.

– Gãy xương đòn: khám thấy xương đòn bị gãy

– Một số tình trạng bệnh lý thần kinh cơ như bại liệt, vẹo cột sống, viêm khớp thiếu niên…

Chẩn đoán nguyên nhân trật khớp vai

– Do nguyên nhân chấn thương trực tiếp hay gián tiếp:

+ Nguyên nhân trực tiếp do chấn thương

+ Nguyên nhân gián tiếp: do ngã chống tay xuống đất

– Do một số bệnh lý thần kinh, cơ.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị trật khớp vai

– Nắn trật khớp vai sớm

– Giảm đau, giảm phù nề

– Chống kết dính tại khớp

– Làm giảm sự kéo giãn dây chằng, bao khớp

– Phục hồi chức năng tầm vận động khớp vai

– Phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

– Tư thế trị liệu:

Sau khi nắn khớp xong để tay ở tư thế chức năng, dùng băng để treo tay lên để làm giảm trọng lượng chi.

– Nhiệt trị liệu: trong giai đoạn cấp dùng nhiệt lạnh, trong giai đoạn mạn dùng nhiệt nóng: tia hồng ngoại, chườm nóng, parafin…

– Vận động trị liệu:

+ 3 – 4 ngày đầu sau nắn chỉnh thực hiện co cơ tĩnh các nhóm cơ khớp vai và đai vai

+ Từ ngày thứ 5 trở đi tiếp tục co cơ tĩnh, sau đó thực hiện tập vận động có kháng trở nhưng nhẹ nhàng và không gây cử động khớp vai.

+ Từ tuần thứ 2 trở đi tập vận động có trợ giúp của kỹ thuật viên VLTL để gia tăng tầm vận động khớp vai, nhưng hạn chế vận động chủ động mạnh.

– Điện trị liệu: điện xung, điện phân, giao thoa…

– Thủy trị liệu: bơi lội trong bể bơi, bồn xoáy và các phương thức thủy trị liệu phù hợp khác.

– Hoạt động trị liệu bàn tay, cổ tay, cánh tay và khớp vai

Thuốc điều trị trật khớp vai

– Thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường, thuốc nhóm non steroids.

– Các thuốc giảm phù nề: các men (α chymothrypcine,α choay), Corticoide khi cần thiết

– Các thuốc chống viêm khi cần thiết

Các điều trị khác

– Các phương Y học cổ truyền phối hợp

– Tâm lý trị liệu

Theo dõi và tái khám trật khớp vai

Trật khớp vai có thể bị tái phát nên cần theo dõi tại cơ sở y tế tuyến dưới, tái khám định kỳ 3 tháng tại các cơ sở Phục hồi chức năng. Chỉ cần phẫu thuật khi bị trật khớp vai tái hồi. Trật khớp vai tái hồi thường xuyêndiễn ra sau lần trật khớp đầu tiên. Điều này thường xảy ra ở những bệnh nhân tuổitrưởng thành và ít phổ biến ở những độ tuổi cao hơn. Độ tuổi thấp hơn 25 có nguy cơ cao nhất. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như là tham gia các bộ môn có tính chất “va chạm” như boxing. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bất ổncủa khớp vai sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Một trong những biện pháp chữa trật khớp là giữ phần vai bị thương bất động trong khoảng 4-6 tuần tùy theo yêu cầu của các bác sĩ. Cùng vớiđó là các bài tập tăng dần phạm vi cử động và sau đó là các bài tập về sức mạnh.

Yhocvn.net (Theo hướng dẫn phục hồi chức năng trật khớp vai của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook