Thứ Ba, 01/01/2019 | 23:51


Trật khớp khuỷu chiếm 20 – 25% tổng số trật khớp. Đây là loại trật phổ biến nhất ở trẻ em cần được phục hồi chức năng sớm.

Trật khớp đầu xương khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay đã trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp. Trật khớp khuỷu hay gặp, đứng hàng thứ 3 sau trật khớp vai và trật khớp ngón tay. Trật khớp khuỷu chiếm 20 – 25% tổng số trật khớp. Đây là loại trật phổ biến nhất ở trẻ em. Các xương khuỷu tay (xương quay) và khớp khuỷu tay (xương cánh tay) được nối bởi các dây chằng có tính đàn hồi. Dây chằng trở nên chắc và bền hơn khi chúng ta trưởng thành. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, các dây chằng vẫn còn lỏng lẻo, điều này dễ dẫn đến tình trạng trật khớp đầu xương khuỷu tay.

Ở người trẻ dưới 20 tuổi trật khớp hay gặp 7 lần nhiều hơn trật khớp vai. Ở trật khớp trẻ em trật khớp khuỷu chiếm 68%, khớp vai chiếm 2%.Trật khớp khuỷu chiếm 28% tổn thương khuỷu.

Tùy vào vị trí trật khớp mà thời gian khỏi bệnh nhanh hay lâu. Thường thì thời gian hồi phục sẽ dao động trong khoảng từ 2 tuần cho tới 2 tháng thậm chí lâu hơn. Tùy vào các yếu tố như: Mức độ nặng, nhẹ của chấn thương, cách thức điều trị, công nghệ áp dụng và kỹ thuật của bác sĩ.

Chẩn đoán trật khớp khuỷu

Hỏi bệnh

– Thơì gian bị chấn thương gây ra trật khớp khuỷu

– Nguyên nhân gây ra trật khớp khuỷu

– Bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn bằng bột sau khi bị trật khớp mới hay sau phẫu thuật trật khớp cũ.

– Thời gian bệnh nhân được tháo bỏ bột hay dụng cụ kết hợp xương

– Vận động và cảm giác của khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

Khám và lượng giá chức năng

– Khám tình trạng sưng nề, biến dạng và rối loạn dinh dưỡng tại khớp, cơ

vùng khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

– Đo tầm vận động khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay.

Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:

Chụp Xquang vùng khớp khuỷu bên tổn thương

Chẩn đoán xác định trật khớp khuỷu

– Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng khớp khuỷu

– Bệnh nhân đang được điều trị bảo tồn bất động bằng vùng khớp khuỷu

– Bệnh nhân đang được điều trị phẫu thuật kết hợp xương

– Bệnh nhân bị hạn chế tấm vận động

– Bệnh nhân có thể có teo cơ, yếu cơ vùng cánh cẳng, bàn tay.

– Chụp phim Xquang có hình ảnh tổn thương cũ xương cánh tay

Chẩn đoán phân biệt trật khớp khuỷu

– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy mỏm trên lồi cầu trong: Mảnh gãy hay bị kẹt vào khớp.

– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy mỏm vẹt

– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy chỏm xương quay

Chẩn đoán nguyên nhân trật khớp khuỷu:

Ở người lớn:

+ Ngã. Ngã xuống đè phải một tay đang dang ra có thể làm cho xương cánh tay trật khỏi khớp khuỷu tay;

+ Tai nạn xe cơ giới. Áp lực có thể xảy ra khi hành khách gặp tai nạn xe cơ giới, khiến trật khớp khuỷu tay.

Ở trẻ mới biết đi:

+ Nâng không đúng cách. Việc bạn cố gắng nâng hoặc chuyển động tay của trẻ có thể gây ra tình trạng trật khớp khuỷu tay;

+ Kéo đột ngột. Đứa trẻ đột nhiên bước xuống lề đường hoặc cầu thang khi bạn đang nắm tay của trẻ có thể tạo ra lực kéo, dẫn đến trật khớp khuỷu tay.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị trật khớp khuỷu

– Giảm đau

– Phục hồi tầm vận động của khớp

– Phòng ngừa cứng khớp, biến dạng…

– Chống teo cơ và loạn dưỡng tại khớp.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng trật khớp khuỷu

Nếu không kèm gãy xương

– Điện trị liệu

– Nhiệt lạnh trị liệu sau đó nhiệt nóng trị liệu

– Sau khi hết sưng nề thì tập vận động khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, ngón tay. Nếu kèm gãy xương

– Tư thế trị liệu: Nâng cao tay

– Sau 2 tuần tập tăng tầm độ khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng chủ động trợ giúp tay kỹ thuật viên hoặc dàn treo, tập chủ động cử động khớp khủy, cổ tay, ngón tay

– Sau 1 tháng: Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp, có thể cho đề kháng khớp vai, tùy theo bậc cơ của người bệnh.

– Hướng dẫn chương trình điều trị tại nhà: Tập chủ động cử động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay

Các điều trị khác

– Các thuốc giảm đau nhóm non – steroids

– Các thuốc tái tạo kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium…

– Các thuốc giảm đau thần kinh nếu có đau thần kinh.

Theo dõi và tái khám phục hồi chức năng trật khớp khuỷu

– Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ hoặc sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.

– Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên.

Yhocnv.net (Theo hướng dẫn phục hồi chức năng trật khớp khuỷu theo BYT)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook