Chủ Nhật, 06/01/2019 | 11:43

Rách sụn chêm là một trong những thương tích phổ biến nhất ở đầu gối có thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật khi có chỉ định.

Sụn chêm tại khớp gối là hai mảng sụn nằm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới. Sụn chêm khớp gối bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Sụn chêm có hình bán nguyệt nằm giữa mặt khớp lồi cầu đùi ở trên và mâm chày phía dưới. Sụn chêm có vai trò hấp thụ bớt lực và hỗ trợ chuyển động của đầu gối trơn tru, linh hoạt. Đầu gối là một trong những khớp mạnh và có biên độ cử động lớn trong cơ thể. Vì vai trò quan trọng của đầu gối là duy trì tư thế đứng thẳng cũng như các hoạt động đi đứng, chạy nhảy nên những tổn thương tại khu vực này như rách sụn chêm nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến di chứng cứng khớp. Lúc này tất cả hoạt động bên trên đều khó khăn và gây đau đớn.

Sụn chêm hoạt động như các giảm xóc, hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày, làm giảm các sang chấn sụn khớp. Sụn chêm còn góp phần tạo nên sự vững chắc cho khớp gối. Rách sụn chêm là một trong những thương tích phổ biến nhất ở đầu gối. Khi bạn di chuyển hoặc xoay đầu gối mạnh, đặc biệt là khi toàn bộ trọng lượng đặt lên đầu gối, có thể dẫn tới rách sụn chêm.

– Lực tác động lên sụn chêm ở tư thế gối gập và duỗi khác nhau, theo một số tác giả có 50% lực chịu năng sẽ truyền qua sụn chêm ở tư thế gối duỗi thẳng và 85% ở tư thế gối gấp.

– Khi sụn chêm bị rách:

+ Nếu rách ở vùng 1/3 ngoài: Giàu mạch máu nuôi nên rách ở vùng này dễ hồi phục nếu phát hiện sớm và điều trị đúng.

+ Nếu rách ở 1/3 giữa mạch máu nuôi: vùng trung gian nên mạch máu bắt đầu giảm, tổn thương có thể lành khi điều trị đúng nhưng kết quả đem lại với tỉ lệ thấp.

+ Nếu rách ở 1/3 trong: Đây là vùng vô mạch nên rách ở đây không có khả năng phục hồi nên thường điều trị bỏ đi phần rách.

Thương tổn sụn chêm rất thường gặp trong chấn thương khớp gối với các thể thường gặp như rách dọc, rách kiểu quai xô, kẹt khớp… Ngày nay nhờ nội soi khớp gối mà việc chẩn đoán chính xác cũng như điều trị các thương tổn củasụn chêm trở lên thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.

Phương pháp điều trị bảo tồn – chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc – đôi khi đủ để giảm bớt cơn đau do bị rách sụn chêm và giúp chúng hồi phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, rách sụn chêm cần phảiđược phẫu thuật.

Chẩn đoán phẫu thuật sụn chêm khớp gối

Hỏi bệnh

– Bệnh nhân được phẫu thuật ngày thứ mấy ?

– Cách thức phẫu thuật là gì ?

Khám và lượng giá chức năng

– Khám bệnh nhân sau phẫu thuật để tiên lượng điều trị.

– Khám vận động khớp gối, cơ lực các nhóm cơ.

– Bệnh nhân có đau hay không, khớp có phù nề không.

Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

– Chụp MRI khớp gối.

– Nội soi khớp gối.

Chẩn đoán xác định phẫu thuật sụn chêm khớp gối

Dựa vào cách thức phẫu thuật của phẫu thuật viên.

Nguyên tắc điều trịvà phục hồi chức năng sau phẫu thuật sụn chêm khớp gối

– Tiến hành sớm và tùy theo giai đoạn

– Tăng cường tầm vận động khớp.

– Tập đứng tập đi bộ.

– Tăng cường sức mạnh dẻo dai của cơ.

– Phục hồi chức năng được áp dụng sớm sau phẫu thuật để lấy lại chức năng khớp gối.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng sau phẫu thuật sụn chêm khớp gối

Bài tập phục hồi chức năng gồm những giai đoạn sau:

Giai đoạn I: 1 tuần sau phẫu thuật

– Mục tiêu:

+ Kiểm soát đau và phù nề.

+ Bắt đầu tập vận động khớp gối.

+ Tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi.

– Bài tập:

+ Bệnh nhân được mang nẹp đùi cẳng chân với khớp gối duỗihoàn toàn tránh làm ảnh hưởng tới sụn chêm được tái tạo. Nẹp được mang cả ngày

+ Có thể vận động gập duỗi gối ngay từ ngày thứ 2 sau mổ. Không đượcgập gối quá 90º (tháo nẹp khi tập). Gối được phép gấp khi bệnh nhân ngồi và khi bệnh nhân không đi lại.

+ Tập gồng cơ đùi tư thế gối duỗi hoàn toàn, gồng 20 lần, mỗi lần giữ 5 giây, tập khoảng 3 liệu trình 1 ngày.

+ Tập duỗi thẳng khớp gối ở tư thế nằm hoặc ngồi cố gắng giữ ở tư thế đó trong 5 phút. Tập 3 lần/ngày.

+ Đeo nẹp: Tập vận động khớp háng và khớp cổ chân

+ Bệnh nhân được sử dụng nạng khi đi bộ (mang nẹp duỗi gốihoàn toàn) chịu trọng lượng dần lên chân phẫu thuật, bệnh nhân có thể chịu trọng lượng hoàn toàn khi bệnh nhân không thấy đau khớp gối.

Giai đoạn II: 2 đến 6 tuần sau phẫu thuật.

* Mục tiêu:

+ Bảo vệ khớp gối tránh vận động quá mức và làm lành vết thương.

+ Lấy lại tầm vận động của khớp, với giới hạn gập gối đến 90º .

+ Bắt đầu tập mạnh sức cơ.

* Các bài tập:

– Tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập 20 lần, mỗi lần giữ 5 giây, ngày tập 3 liệu trình như vậy.

– Tập duỗi thẳng khớp gối, giữ mỗi lần 5 phút, 3 lần/ngày.

– Tập gập duỗi khớp gối khi tháo nẹp gấp không quá 90º, tập 20 động tác, 3 lần/ngày.

– Nằm với chân duỗi thẳng: co cơ tĩnh toàn bộ chân phẫu thuật:

– Nâng chân lên khỏi mặt giường.

– Có thể đặt một cái gối dưới khớp gối, gồng cơ nâng chân thẳng, giữ 5 giây sau đó gập gối xuống.

– Vận động khớp cổ chân.

– Dạng khép khớp háng với gối duỗi thẳng.

– Đứng: chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật.

– Nhún chân, chịu trọng lượng lên mũi chân, giữ 1 giây, làm khoảng 20 lần.

– Tập xuống tấn với gối gấp 45º, giữ 5 giây sau đó từ từ đứng lên, làm như vậy khoảng 20 lần.

– Khi đi lại : Đi bộ đeo nẹp với gối duỗi thẳng, sử dụng nạng khi đi bộ, chịu trọng lượng vào chân phẫu thuật. Nếu thấy đau khớp gối, giảm trọng lượng tỳ vào chân phẫu thuật. Có thể gấp gối khi ngồi. Sau 4 tuần có thể bỏ nẹp duỗi gối khi đi lại.

Giai đoạn III: 6 đến 12 tuần sau phẫu thuật.

* Mục tiêu:

+ Chịu trong lượng vào chân phẫu thuật .

+ Lấy lại hết tầm vận động của khớp gối.

+ Tập mạnh sức cơ.

* Các bài tập:

– Bài tập gập duỗi khớp gối chủ động lấy lại tầm vận động bình thường của khớp gối.

– Bắt đầu bỏ nạng tập đi bộ chậm.

– Tiếp tục tập các bài tập ở giai đoạn trên.

– Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật.

– Tập xuống tấn : Gập gối đến 90º giữ 5 giây sau đó từ từ đứng lên.

– Tập đứng lên từ tư thế ngồi trên ghế.

– Tập vận động gập duỗi gối có sức cản (trên máy tập hoặc dụng cụ trợ giúp tránh không được xoắn vặn khớp gối).

– Tập lên xuống cầu thang.

– Tập đạp xe đạp từ 10 tới 20 phút.

– Giai đoạn này chưa chạy và chơi thể thao.

Giai đoạn IV: Sau 4 tháng phẫu thuật.

Bệnh nhân bắt đầu tập chạy.

Sau 6 tháng bệnh nhân trở lại các hoạt động thể thao.

Các điều trị khác

– Điều trị thuốc bổ xung khi khớp gối bị sưng nề: Giảm đau, chống phù nề.

– Ngừng tập vận động khớp gối, chườm lạnh, thuốc chống viêm, giảm phù nề. Khi khớp gối đỡ nề, tiếp tục tập vận động bình thường.

Theo dõi và tái khám phục hồi chức năng sau phẫu thuật sụn chêm khớp gối

– Tái khám lần 1: 2 tuần sau phẫu thuật.

– Các lần sau: 1 tháng tiếp theo đến 4 tháng sau phẫu thuật.

– Các chỉ số cần theo dõi:

+ Dấu hiệu đau khi đứng, đi lại.

+ Tầm vận động của khớp.

+ Cơ lực chân phẫu thuật.

Yhocvn.net (Theo hướng dẫn phục hồi chức năng sau phẫu thuật sụn chêm khớp gối của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook