Chủ Nhật, 24/02/2019 | 09:35

Nguyên tắc phục hồi chức năng rối loạn đại tiện

Phản hồi sinh học (Biofeedback) là một phương pháp điều trị hành vi sử dụng kỹ thuật “điều phối quan sát”. Nguyên lý cơ bản là bệnh nhân sẽ đạt được một hành vi mới thông qua quá trình thử nghiệm. Nếu quá trình học tập này được lặp lại, đặc biệt với cơ chế phản hồi ngay lập tức, khả năng đạt được và hoàn thiện hành vi này sẽ tăng lên gấp vài lần.

Rối loạn tiểu tiện là sự mất kiểm soát bàng quang, là bệnh rối loạn thường gặp và ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân, triệu chứng có thể từ nhẹ như rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi đến nặng như buồn tiểu là són tiểu không kịp đi nhà vệ sinh. Nếu rối loạn tiểu tiện ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của mình thì bệnh nhân nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị.

Mục đích phục hồi chức năng rối loạn đại tiện:

– Cải thiện sức bền của cơ thắt hậu môn;

– Cải thiện sự điều phối giữa cơ bụng, cơ mông và cơ thắt hậu môn trong khi rặn tự nguyện và sau khi có cảm giác trực tràng

– Tăng cường cảm giác hậu môn trực tràng.

Chẩn đoán chức năng rối loạn đại tiện

– Hỏi bệnh:

– Khám và lượng giá chức năng

– Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:

Chẩn đoán xác định chức năng rối loạn đại tiện

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Chẩn đoán nguyên nhân rối loạn đại tiện

Bệnh nhân có rối loạn đại tiện do yếu cơ thắt và/hoặc cảm giác trực tràng bị suy giảm.

Nguyên nhân thường gặp là:

+ Tuổi tác, phụ nữ tuổi mãn kinh, cắt tử cung,

+ Phì đại tuyến tiền liệt

+ Ung thư tuyến tiền liệt,

+ Bí tiểu,

+ Rối loạn thần kinh

+ Phụ nữ mang thai: sự thay đổi của hormon và tăng khối lượng tử cung có thể dẫn tới hiện tượng són tiểu khi tăng áp lực ổ bụng đột ngột như ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra khi sinh con đường dưới, quá trình thai nhi đi qua có thể làm tổn thương cổ bàng quang, niệu đạo, các dây chằng nâng đỡ tử cung và bàng quang, các cơ sàn chậu dẫn đến hậu quả gây tiểu không tự chủ về sau.

+ Sử dụng rượu, cà phê, trà, đồ uống chứa đường và carbonate;

+ Đồ ăn thức uống có vị cay chua;

+ Các thuốc điều trị tăng huyết áp, tim mạch, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ…

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị rối loạn đại tiện: Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

© Bài tập Valsava

Chỉ định: Bệnh nhân táo bón

Chống chỉ định: Bệnh nhân đại tiện không kiểm soát (són phân)

Chuẩn bị:

– Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị toilet, bục gỗ, cốc, nước lọc.

– Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Làm quen với bệnh nhân

+ Giải thích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân biết việc mình sắp làm.

+ Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết.

+ Cho bệnh nhân uống 1/3 lít nước chia đều trong 30 phút trước khi tập.

Thực hiện kỹ thuật

– Tư thế ngồi đại tiện (trên hố xí bệt) ngả người về phía trước, 2 gối thả lỏng.

– Hít một hơi thở giữ hơi ở bụng bằng cách phình bụng sau đó nín thở và rặn.

– Xoa bụng ở thì nghỉ 1 phút

– Đánh giá kết quả 10 lần rặn thì 6 lần xì hơi hoặc ra phân

– Mỗi đợt 10 lần rặn , mỗi ngày 5-10 đợt cho đến khi có cảm giác nặng

hậu môn hoặc buồn đại tiện.

© Bài tập Kegel

Chỉ định: Bệnh nhân đại tiện không kiểm soát (són phân)

Chống chỉ định: Bệnh nhân táo bón

Chuẩn bị

– Chuẩn bị dụng cụ: Ghế, bóng, đai chun.

– Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Làm quen với bệnh nhân

+ Giải thích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân biết việc mình sắp làm.

+ Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết.

© Thực hiện kỹ thuật

Bài tập 1: Tập mạnh cơ vùng chậu bằng cách dùng cơ khép và xoay trong đùi

– Tư thế bệnh nhân: Ngồi trên ghế tựa lưng 2 tay thả lỏng để trên đùi, gối gập, bàn chân để trên sàn

– Đưa quả bóng vào giữa 2 đầu gối.

– Xoay, khép gối đè vào bóng và nâng cơ vùng chậu của bạn lên, thắt cơ xung quanh hậu môn và niệu đạo (thắt chặt xung quanh cửa âm đạo nếu là nữ).

Giữ lại và đếm đến 10 sau đó thư giãn đầu gối, cơ vùng chậu, lưng, cổ 10 giây sau đó lặp lại như trên.

– Mỗi ngày tập 2-3 lần mỗi lần 3-5 phút

Bài tập 2: Tập mạnh cơ vùng chậu bằng cách dùng cơ bịt và xoay khớp háng

– Tư thế bệnh nhân: Ngồi trên ghế tựa lưng 2 tay thả lỏng để trên đùi, gối gập, bàn chân để trên sàn

– Dùng đai chun cố định phần trên gối.

– Đưa gối ra ngoài chống lại sức căng của đai và nâng cơ vùng chậu của bạn lên và thắt chặt thắt cơ xung quanh hậu môn và niệu đạo (thắt chặt xung quanh cửa âm đạo nếu là nữ) chú ý giữ nhịp thở.

– Giữ lại và đếm đén 10 sau đó thư giãn đầu gối , cơ vùng chậu, lưng, cổ 10 giây sau đó lặp lại.

– Mỗi ngày tập 2 – 3 lần mỗi lần 3 – 5 phút

Các điều trị khác

Theo dõi và tái khám

Thời gian tái khám theo định kỳ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm tùy theo giai đoạn điều trị và mức độ đáp ứng của bệnh.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Phục hồi chức năng rối loạn đại tiện của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook