Một số nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị chứng đường hầm cổ tay
Hội chứng đường hầm cổ tay hay còn goi gọi là hội chứng ống cổ tay, được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Dây thần kinh kiểm soát cảm giác và cử động cổ tay và bàn tay liên quan đến hội chứng đường hầm cổ tay là dây thần kinh giữa. Dây này nằm trong một đoạn của cổ tay được gọi là đường hầm cổ tay. Hội chứng đường hầm cổ tay là tình trạng phổ biến ở những người làm một số ngành nghề như tốc ký, thủ quỹ, người bán thịt. Khoảng 3% người Mỹ trưởng thành có biểu hiện hội chứng này. Đây là một trong những nguyên nhân gây tê tay, teo bàn tay, thường gặp ở người trẻ tuổi, nữ hay gặp hơn nam, người sử dụng nhiều các cử động ở cổ tay như đếm tiền, gói hàng.
Chẩn đoán chứng đường hầm cổ tay
Hỏi bệnh
– Hỏi xem bệnh nhân có đau và dị cảm ở bàn tay không.
– Có hay bị tê về đêm không, tê có giảm khi nâng tay cao hoặc vẫy tay không
– Đau tê thỉnh thoảng mới xuất hiện hay thường xuyên.
– Bệnh nhân có hay bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật không
Khám và lượng giá chức năng chứng đường hầm cổ tay
– Dấu hiệu lâm sàng cổ điển là dấu hiệu Tinel và nghiệm pháp Phalen
– Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay.
– Nghiệm pháp Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90 độ) trong thời gian ít nhất là một phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay.
– Giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da do TK giữa chi phối
– Teo cơ mô cái, yếu cơ, cầm nắm yếu là những dấu hiệu muộn đã có tổn thương thần kinh.
Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng chứng đường hầm cổ tay
+ Chẩn đoán điện (đo điện cơ): Cho phép ta chẩn đoán sớm và lượng giá những tổn thương của dây thần kinh giữa. Người ta dùng dòng điện cường độ nhỏ kích thích và đo thời gian đáp ứng về cảm giác hoặc vận động ở vùng thần kinh giữa chi phối.
+ Siêu âm: Siêu âm có thể giúp đánh giá thần kinh giữa và các thành phần trong ống cổ tay.
Chẩn đoán xác định chứng đường hầm cổ tay
– Có biểu hiện đau, tê bàn ngón tay vùng thần kinh giữa chi phối qua hỏi bệnh
– Dấu hiệu Tinel dương tính
– Nghiệm pháp Phalen dương tính
– Điện cơ đồ.
– Siêu âm
Chẩn đoán nguyên nhân chứng đường hầm cổ tay
– Chấn thương vùng cổ tay, khiến cấu trúc cổ tay thay đổi.
– Thấp khớp (biến dạng bàn tay, ngón tay), lupus, đái tháo đường.
– Thai nghén, suy giáp, suy thận.
– Các bất thường của những dây gân trong đường hầm cổ tay.
– Do đặc thù công việc sử dụng cổ tay nhiều: công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghiệp, nhân viên đánh máy tính văn phòng…
Nguy cơ mắc hội chứng đường hầm cổ tay
Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc hội chứng đường hầm cổ tay như:
+ Hội chứng này thường phổ biến hơn ở phụ nữ.
+ Các tình trạng tổn thương dây thần kinh như tiểu đường làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh, kể cả tổn thương dây thần kinh giữa.
+ Các tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến gân ở cổ tay, gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
+ Thay đổi sự cân bằng dịch của cơ thể.
+ Một số tình trạng như mãn kinh, béo phì, rối loạn tuyến giáp và suy thận có thể làm tăng cơ hội mắc hội chứng đường hầm cổ tay.
+ Các yếu tố tại nơi làm việc như làm việc với các dụng cụ rung hoặc trên dây chuyền lắp ráp.
Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị chứng đường hầm cổ tay
– Cần điều trị các bệnh lý hoặc các yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng đường hầm cổ tay.
– Giảm áp lực trong ống cổ tay bằng cách giảm hiện tượng viêm, phù nề của các gân gấp hoặc dịch viêm do khớp hay máu tụ do cổ tay.
– Mở rộng ống cổ tay bằng cách xẻ mạc giữ gân gấp. Điều chỉnh các khối can xương trật để ống cổ tay không bị hẹp và không đè ép lên thần kinh giữa.
Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng chứng đường hầm cổ tay
– Nhiệt trị liệu
– Điện trị liệu
– Xoa bóp mô mềm ở cổ tay
– Máng nẹp cổ tay
– Di động khớp cổ tay
– Các bài tập cổ tay và bàn tay
Các điều trị khác
– Điều trị bằng thuốc
+ Thuốc chống viêm giảm đau không Steroid
+ Vitamin nhóm B
+ Tiêm steroid một cách thận trọng vào trong ống cổ tay.
– Phẫu thuật nới rộng đường hầm: Dành cho những trường hợp bệnh bắt đầu sang đến giai đoạn muộn, bàn tay, ngón tay có cơ lực yếu.
Theo dõi và tái khám phục hồi chức năng chứng đường hầm cổ tay
Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau. Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên.
Yhocvn.net (Trích theo hồi chức năng chứng đường hầm cổ tay của Bộ Y tế)
Chưa có bình luận.