Categories: Tin tức y học

Những pha hắt hơi của con người đạt vận tốc bao nhiêu?

Trong một nghiên cứu từ năm 2009, các nhà khoa học Canada sử dụng máy quay công nghệ cao để chụp ảnh quá trình hắt hơi tạo ra bởi sáu tình nguyện viên từ đó họ có thể đo được tốc độ mỗi khi con người thực hiện hành động này.

Những pha hắt hơi của con người đạt vận tốc bao nhiêu?Những pha hắt hơi của con người đạt vận tốc bao nhiêu?

Mỗi pha hắt hơi có vật tốc không hề nhỏ.

Các tình nguyện viên được yêu cầu đứng trước một gương lõm và chiếu một chùm tia sáng đèn LED về phía đó. Không khí ấm hơn từ cú hắt hơi có chiết suất khác so với không khí mát hơn xung quanh, do đó ánh sáng đèn LED bị bẻ cong khác nhau. Chiếc máy ảnh ghi lại thay đổi và các nhà khoa học có thể tạo lập lại quá trình này.

Kết quả cho thấy vận tốc tối đa của cú hắt hơi là 4,5m/s tương đương 162km/h, điều này cũng tương đương với vận tốc không khí khi con người ho. “Hiện tượng hắt hơi xuất phát từ đường hô hấp trên của chúng ta”, Julian Tan từ phòng thí nghiệm y tế công cộng tại Edmonton, Alberta nói. Ông và các đồng sự của mình tại Singapore thừa nhận rằng con số này khác nhau nếu lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau. “Tất cả dữ liệu của tôi lấy từ một vài sinh viên ở châu Á, nếu ai đó ở Bắc Mỹ tham gia thí nghiệm, với khung cơ thể lớn hơn họ sẽ tạo ra vận tốc cao hơn”, ông cho biết.

Trước kia, trong một thời gian rất lâu người ta cho rằng vận tốc của một cú hắt hơi vào khoảng 100m/s, nhưng với kết quả này thì các nhà khoa học đã chứng minh điều đó chỉ là một con số cường điệu. Con số này bắt nguồn từ nhà nghiên cứu tên là William Firth Wells, người đã phân tích kích thước giọt chất lỏng trong không khí từ một cú hắt hơi để suy ra tốc độ của nó.

Thậm chí, sau khi kết quả này được chứng thực thì nhiều chuyên gia y tế đã khuyến cáo nếu biết một người nào đó đang bị cúm, tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách xa xa một chút. Lí do là vì, các hạt mang virus cúm do người bệnh gieo rắc ra xung quanh qua ho, hắt xì hơi, … có khả năng lây lan ở khoảng cách xa tới gần 2m chỉ trong nháy mắt.


Hắt xì hơi theo phong cách Slow Motion.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu 94 người thăm khám ở bệnh viện vì các triệu chứng giống cúm tại một bệnh viện ở bang Carolina, Hoa Kỳ. Trong khi bệnh nhân nằm trên giường, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu không khí ở trong phòng nhờ sử dụng các thiết bị được đặt cách mỗi bệnh nhân ở khoảng cách từ 0,3m cho đến 0,9m và 1,8m. Kết quả cho thấy, các hạt mang virus cúm có khả năng lây nhiễm đều hiện diện tại tất cả những vị trí kiểm tra.

Một thành viên của đội ngũ nghiên cứu cho biết: “Các nhân viên y tế có thể phải tiếp xúc với lượng virus cúm đủ để gây bệnh ở khoảng cách xa tới hơn 1,8 mét tính từ người bệnh”. Về cơ bản, cúm lây lan trong không khí, đặc biệt khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi. Tuy nhiên, các nhà khoa học từng không nắm rõ những thông tin chi tiết hơn về sự lây lan cúm, chẳng hạn như số lượng virus cúm một bệnh nhân có thể sản sinh và làm lan truyền trong không khí xung quanh chủ thể mang virus.

Theo tiến sĩ Werner Bischoff đến từ Trường Y Wake Forest ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ và là người đứng đầu nghiên cứu mới, trước đây, người ta từng cho rằng, bệnh cúm lây lan chủ yếu thông qua các hạt hoặc giọt lớn trong không khí, di chuyển với khoảng cách ngắn từ 0,9 đến 1,8m. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy, hầu hết virus cúm trú ngụ trong các hạt rất nhỏ trong không khí. Các hạt nhỏ hơn có khả năng di chuyển xa hơn các hạt lớn. Do ông Bischoff và các cộng sự không xem xét các khoảng cách vượt quá 1,8m nên họ không thể nói liệu virus cúm có thể di chuyển xa hơn hay không. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân cúm, các nhân viên y tế được khuyến nghị đeo khẩu trang khi tiến hành hoạt động thường quy và đeo máy thở khi tiến hành các thủ thuật có thể khiến bệnh nhân họ.

Nhóm nghiên cứu của ông Bischoff nhận thấy, khẩu trang không đủ để bảo vệ các nhân viên y tế vì họ vẫn có thể hít phải những hạt mang virus cúm tí hon. Họ cũng phát hiện, một số người bị cúm tỏ ra “nguy hiểm” hơn những người cùng cảnh ngộ. Cụ thể là, có tới 19% bệnh nhân cúm “xả” ra số lượng hạt mang virus cúm cao gấp 32 lần những người bị bệnh cúm khác. Tiến sĩ Bischoff tuyên bố, cần phải có thêm nghiên cứu để khám phá những yếu tố giúp các bác sĩ nhận diện những người “xả” virus cúm nguy hiểm như trên, và do đó giúp chống lại sự lây lan bệnh.

Tham khảo Discovery, LiveScience, PopSci

adminyhoc

Recent Posts

Thoái hóa điểm vàng và những yếu tố nguy cơ

Điểm vàng còn gọi là hoàng điểm của mắt là một bộ phận nằm sâu…

1 day ago

Các bài tập phòng ngừa đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô…

2 days ago

Đục thủy tinh thể tuổi 50 + điều trị như thế nào

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) thường gặp ở tuổi 50+ và là một trong…

3 days ago

Các bệnh về mắt thường gặp ở tuổi 50+

Các cụ xưa thường nói đến tuổi ngũ tuần sức khoẻ suy giảm, mắt mờ,…

3 days ago

Trầm cảm căn bệnh không thể xem thường ở tuổi 50

Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…

5 days ago

Nhóm thực phẩm khắc tinh của bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các trạng thái ảnh hưởng…

6 days ago