Cây mắc ca được rất nhiều người ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng, sự thơm ngon và công dụng tốt cho sức khỏe.
Cây mắc ca gần đâyđược mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại quả khô. Cũng có người cho rằng, nó có thể trở thành một loại "cây tỉ đô", giúp tăng hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam.Nếu bạn gõ từ “mắc ca” trên Google sẽ thấy một loạt các địa chỉ quảng cáo về tác dụng của hạt mắc ca cũng như chào bán hạt đã chế biến hoặc các sản phẩm được chế biến từ loại hạt này. Giá của hạt khá cao, dao động từ 450đến 700nghìn đồng/ kg.
Cây mắc ca là cây gì?
Cây mắc ca có tên tiếng anh là Macadamia, có nguồn gốc xuất xứ từ các rừng cận nhiệt đới châu Úc. Với nhiều công dụng cho sức khỏe, hạt mắc ca đang rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Do vậy, một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan đang đưa vào sản xuất loại cây này.
Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa giống về từ Australia vào năm 2004, nhưng sau khi khảo nghiệm, đến năm 2013, 10 giống mắc ca đạt chất lượng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa vào trồng. Và thực tế ở Tây Nguyên, những cây mắc ca đã cho thu hoạch. Hiện nay, loại cây này đang cho giá trị kinh tế cao và ổn định. Mỗi hecta có thể cho 3 tấn hạt và người trồng có thể thu được 200 triệu đồng. Theo tính toán, giá trị này cao gấp 2 lần so với chè và 3 lần so với cà phê.
Hàm lượng dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhân hạt mắc ca có chứa nhiều đường bột, chất khoáng, vitamin, với hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc, hạt điều. Các chuyên gia còn so sánh 2 thìa cà phê bột mắc ca có lượng canxi nhiều gấp 3 lần 1 cốc sữa đầy.
Ngoài ra, hạt mắc ca còn có công dụng trong việc giảm cholesterol, chữa các bệnh về trầm cảm, bổ xương, khớp, giúp tăng cường trí nhớ…
Mắc ca được ví là “hoàng hậu” trong các loại hạt (Ảnh minh họa)
Những công dụng tuyệt vời từ câymắc ca
–Phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch: Trong dầu của mắc ca có trên 87% là axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không tự tổng hợp được và làm giảm lượng Cholesteron có trong máu nên có thể phòng được tình trạng xơ vữa động mạch. Hàm lượng Protein trong nhân có tới 9,2%, gồm 20 loại Axit Amin trong đó có 8 loại Axit Amin thiết yếu cho cơ thể.
– Tốt cho phụ nữ mang thai: Ngoài ra trong nhân mắc ca có chứa nhiều chất khoáng, nhiều loại Vitamin, Omega-3…rất có lợi cho bà bầu và trẻ em. Hạt mắc ca giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác. Người mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi.
– Tốt cho người bị bệnh tiểu đường: Hạt mắc ca được đánh giá là loại thực phẩm có hàm lượng Gl thấp nhất, vì thế nó không làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể người bệnh. Protein, chất xơ và chất béo trong mắc ca giúp ổn định lượng đường trong máu để tránh cảm giác “thèm đường”.
– Thích hợp cho người ăn kiêng: Mắc ca cung cấp 1 lượng carbohydrate thấp giúp đốt cháy tối đa chất béo trong cơ thể, đồng thời kéo dài cảm giác no bụng, vì thế nó rất thích hợp cho người ăn kiêng.
– Cung cấp lượng chất xơ dồi dào: Chất xơ là một thuật ngữ cho carbohydrate có khả năng kháng enzyme tiêu hóa trong dạ dày và do đó đi qua vào đường tiêu hóa, nơi chúng thúc đẩy các vi khuẩn đường ruột mong muốn và quá trình sinh lý có lợi. Các chất xơ được tìm thấy trong mắc ca về cơ bản là thành tế bào bên trong nhân, 100g mắc ca cung cấp 8.6g hoặc 23% mức đề nghị hàng ngày của nhu cầu chất xơ.
-Tác dụng làm đẹp da: Dầu mắcca rất được yêu thích trong lĩnh vực chăm sóc da. Được đánh giá cao vì có chứa khoảng 22% các axit omega-7 palmitoleic, dầu mắcca là giải pháp thay thế dâu chồn – một trong những “thần dược” cho làn da phụ nữ.
– Giá trị ẩm thực lớn: Vượt lên mọi loại hạt khác, mắc ca được gọi là "hoàng hậu" của các loại quả khô hơn hết là ở giá trị ẩm thực của nó. Loại hạt này được xếp vào hàng "thượng phẩm" trong kho tàng hạt phong phú của xứ sở bánh ngọt phương Tây. Mắcca có vị béo, ngọt, giòn tan, trung hòa gia vị làm cho món ăn thêm đậm đà, thường được dùng để ăn sống, luộc hoặc xào nấu. Nhân mắc ca sau khi chiên rang ăn rất ngậy, bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp, ngon, bổ, giàu chất béo, giàu nhiệt năng, dùng để chế biến nhân bánh, chocolate, nước uống, dầu salat…
Mắc ca rất được ưa chuộng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao ( Ảnh minh họa).
Cách sử dụng hạt câymắc ca
– Hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều ăn từ 4-5 hạt mắc ca sẽ làm cho làn da mịn màng, tươi trẻ, giảm được Cholesteron giúp lưu thông mạch máu, giảm tích tụ mảng bám trong mạch máu và chống lão hóa rất t ốt đắc biệt giúp. Bổ sung một lượng lớn hàm lượng calo cần thiết cho cơ thể.
– Mắc ca ăn liền dùng kìm kẹp mắc ca sau đó ăn phần nhân có thể dùng mắc ca làm bánh, làm nhân sôcôla, ép lấy dầu… ngon hơn khi bỏ mắc ca vào lò vi sóng với nhiệt độ nhẹ rồi lấy ra bóc ăn, sẽ có vị thơm ngon và bùi hơn.
Đối tượng sử dụng hạt câymắc ca rất có lợi
– Bà bầu và chuẩn bị mang bầu
– Người bị bệnh tim mạch và có tiền sử tim mạch
– Bệnh nhân tiểu đường
– Người hay bị đau đầu
– Trẻ em giai đoạn phát triển
– Phụ nữ giai đoạn mãn kinh
– Người béo phì và thừa cân.
Lazy
(Theo Congluan)
Trích nguồn từ emdep.vn
Chưa có bình luận.