Bạn có dáng đi bất thường và cho rằng đó là do tạo hóa? Nó không hề đơn giản như bạn nghĩ mà chứng tỏ những vấn đề rắc rối hơn về sức khỏe.
Nếu không thể đi thẳng như người bình thường, bạn cần nghiêm túc kiểm tra lại sức khỏe bởi rất có thể bị mắc những chứng bệnh sau đây:
Hình minh họa |
Bước đi như vịt
Bước đi có dáng đi của một con vịt xuất hiện ở người có bàn chân phẳng. Bàn chân phẳng có thể do di truyền cũng có thể do bệnh liên quan đến hệ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gãy xương do chấn thương. Hoặc cũng có thể do bạn đi bộ quá nhiều khiến cẳng chân và chân đau nhức, dẫn đến vòm bàn chân phẳng, mất sự linh hoạt khi tiếp xúc với mặt đất.
Dáng đi này không những báo hiệu dấu hiệu xấu về sức khỏe mà còn mất thẩm mỹ cho dáng vóc của bạn. Để điều chỉnh nó, bạn có thể tập luyệncác cơ lòng bàn chân như dùng ngón chân lấy một quả bóng hoặc nhặt khăn, đứng kiễng chân… để dần lấy lại vòm chân bình thường.
Bước đi hình cái kéo
Nếu một người có dáng đi hình cái kéo: hai đùi khép lại, chân bắt chéo nhau, đi bộ dễ dàng bước trước một chỉ mu bàn chân của bàn chân thì người đó đang bị bệnh bại não hoặc bệnh liên quan tới hệ thần kinh.
Để cải thiện dáng đi này, có thểsử dụng các loạithuốc giảm căng cơ, giảm co cứng hay làm phẫu thuật chỉnh hình khi cần thiết.
Bước đihình cua
Đó là bước đi có hai chân hướng vào trong như cái kìm lớn, cảm giác co cứng bên một gót chân khiến người bước đi thấp thỏm, bước dài bước ngắn. Nếu gặp phải hiện tượng này, rất có thể bạn đã mắc bệnh thoát vị đĩa đệmhay tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
Để hỗ trợ cải thiện dáng đi này, bệnh nhân nên mang gác chân hay mang giày chỉnh hỗ trợ mắt cá chân hay điều trị bằng thuốc để cải thiện gân co rút. Nếu tổn thương dây thần kinhnên được phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
Bước đihình chim cánh cụt
Người mắc bệnh Parkinson thường có dáng đi như bước đi của một con chim cánh cụt. Nguyên nhân dẫn tới điều này vìbệnh Parkinson làm cho cơ bắp bị cứng, cân bằng và điều phối kém, đi bộ dễ bị té ngã.
Điều này khiến người bệnh sinh ra ý thức chia nhỏ một bước đi thông thường để rút ngắn khoảng cách sải chân giúp giữ thăng bằng cơ thể. Lúc này, dáng đi không vung vẩy tay như bình thường màngập ngừng, cứng nhắc, nửa người trên có xu hướng lao về trước, bước đi ngắn và nhanh dần như chạy đuổi theo trọng tâm của chính mình.
Để khắc phục dáng đi này, người bệnh có thể tập luyện bằng các phương pháp phục hồi chức năng và kết hợp với điều trị bằng thuốc. Khi dứt hẳn bệnh, tự động sẽ lấy lại dáng đi bình thường.
Linh Nhi
Chưa có bình luận.