Chủ Nhật, 19/06/2016 | 07:32

Vào mùa hè, nếu làm việc, lao động, tắm biển, dạo chơi ngoài trời khi nắng nóng đạt đỉnh rất dễ gặp hiện tượng say nắng, say nóng.

Nhập viện vì nắng, nóng

Mấy ngày qua, Hà Nội nắng nóng gay gắt khiến nhiều trẻ phải nhập viện với biểu hiện ốm sốt, cảm nhiệt.Chị Nguyễn ThịLý (Ba Đình,Hà Nội)có con gái 4 tuổi gửi ở nhàtrẻ tư. Buổi sáng đi làm, cháu vẫn bình thường nhưng đến chiều thì lên cơn sốt. Sốt ruột, chị đưa con đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám. Lúc này chị mới biết cháu bị sốt do ở trong môi trường quá nóng mà người trông trẻ lại sợ tốn điện nên không bật điều hòa.

Mùa hè là mùa thời tiết nắng nóng khắc nghiệt nhất, không chỉ làm cho trẻ em và người già đổ bệnh mà ngay cả những thanh niên mạnh khỏe cũng có thể gặp vấn đề sức khỏe nhưsay nắng, say nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc hoặc làm việc quá lâu ở những nơinắng nóng, nhiệt độ cao, hoặc cũng có thể dothay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nắng nóng đạt đỉnh, cẩn thận nguy cơ say nắng, say nóng

Ảnh minh họa.

Anh Quang Hải(quay phim của của một công ty truyền thông) là một trong những trường hợp như vậy. Trong khi đang đứng ngoài nắng để quay phim, anh bỗng cảm thấy choáng váng liền ngồi sụp xuống ôm đầu. Nguyên nhân là do khi làm việc, anh đi ra đi vào liên tục, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ ngoài trời nắng nóng vào khu vực máy lạnh. Cũng may là anh chỉ bị ở mức độ nhẹ nên khi vào chỗ mát, nghỉ ngơi, uống nước đầy đủ là trở lại bình thường.

Tương tự như trường hợp của anh Hải, bà N.T.C (Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) trong lúc đang gặt lúa ngoài đồng dưới cái nắng gắt nhất trong ngày thìđột ngột thấy hoa mắt chóng mặt, sau đó bị ngã xuống. Cũng may có một số bà con đi gặt cùng đã kịp đưa bà vào bóng cây, cho uống nước và lau mát nên bà đã dần hồi tỉnh.

Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đã từng cấp cứu bệnh nhân bị xuất huyết màng não vì nắng nóng.Bệnh nhân là ông Lê Ngọc H (47 tuổi, ở Phú Yên). Do công việc gặt lúa thuê, ôngphải đứng thường xuyên dưới cái nắng gắt khoảng 4 – 6 giờ (nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới hơn 39 độ C). Khi đang đứng đóng gói bao thóc ngoài đồng, ông H. đột nhiên bị rối loạn tâm thần, nói nhảm, sau đó bị hôn mê. Ông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu sau đó được chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Bác sỹ kết luận ông bị biến chứng tổn thương não do say nắng.

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều trường hợp bị say nắng, say nóng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ quá cao. Biểu hiện của say nắng, say nóng nhẹ thì mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sốt…,nặng có thể dẫn đến xuất huyết màng não, rối loạn điện giải,gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và thậm chí tử vong.

Làm gì khi bị say nắng?

Việc đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân say nắng, say nóng lànhanh chóng tìm cách hạ thân nhiệt. Cần khẩn trương đưa người bệnh vào nơi thoáng mát, cởi bớt áo quần, cho uống nước mát có pha muối hoặc dung dịch oresol. Chườm mát khắp người cho bệnh nhân. Sau khi áp dụng các phương pháp trên, trong trường hợp nhẹ thì cơ bản người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, có những trường hợp nặng cần phải nhập viện điều trị.

Nắng nóng đạt đỉnh, cẩn thận nguy cơ say nắng, say nóng

Để phòng tránh say nắng, nóng cần phải mặc quần áo bảo hộ, nghỉ ngơi hợp lý vàuống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng.

Các biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng

Để phòng tránh say nắng, say nóng cần chú ý không ra vào phòng điều hòa đột ngột để tránh bị sốc do chênh lệch nhiệt độ. Hạn chế đi ra ngoài trời vào những ngày nắng nóng. Nếu phải đi ra ngoài nắng cần mặc áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi, đội mũ che kín gáy. Với những người thường xuyên làm việc ở môi trường nhiệt độ cao phải mặc quần áo bảo hộ và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nếu đi nghỉ mát nêntránh tắm vào thời điểm từ 10h – 16h. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng.

Đối với trẻ nhỏ, để tránh tình trạng say nắng trong mùa hè thìnên cho trẻ ở trong nhà, tránh để các cháu chơi ngoài trời nắng lâu. Chú ý cho trẻ uống nước đầy đủ để tránh mất nước do toát mồ hôi, mất muối.

Với người già,tốt nhất nên ở trong nhà khi nhiệt độ nắng nóng đỉnh điểm (thường vào giữa trưa). Người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý việc uống nước đầy đủ, trong một số trường hợpcó thể uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

Kim Anh

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook