Thứ Tư, 11/11/2015 | 14:32

Theo y học cổ truyền, nấm hương có vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, trợ giúp tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch…

Theo y học cổ truyền, nấm hương có vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, trợ giúp tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch… Xin giới thiệu một số bài thuốc từ nấm hương để bạn đọc tham khảo.

Bài 1: Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết, thái chỉ. Thịt gà chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Tác dụng kiện tỳ bổ thận, ích khí dưỡng huyết, thích hợp dùng cho người khí huyết suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ.

Nấm hương tăng cường miễn dịch

Nấm hương có tác dụng bổ tỳ, dưỡng huyết, trợ giúp tiêu hóa…

Bài 2: Nấm hương 15g, vỏ bí đỏ 10g, đường đỏ 25g. Nấm hương ngâm nước cho nở to, thái nhỏ cho vào nồi cùng vỏ bí đỏ, đường đỏ, thêm nước nấu chín, mỗi ngày dùng 2 lần. Dùng cho người bị đau lưng mạn tính.

Bài 3: Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền. Dùng tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, đái tháo đường.

Bài 4: Nấm hương tươi 125g, dầu thực vật, một ít muối. Rửa sạch nấm, xào qua với dầu và muối, sau đó cho nước vào nấu canh ăn trong bữa cơm. Dùng thường xuyên tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch.

Bài 5: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm thật nhừ. Nấm hương ngấm cho nở hết, cắt bỏ chân rồi cho vào đun chín với chân giò là được, chế đủ gia vị, ăn nóng. Tác dụng kiện tỳ ích vị, dưỡng huyết, kích thích thèm ăn, tăng tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú.

Bài 6: Nấm hương 40g, 1 con cá rô, gừng tươi 20g. Ngâm nấm hương trong nước cho nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Cá làm sạch, đánh vẩy, cắt mang, lạng lấy thịt, cắt thành từng khúc. Gừng cắt lát, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu canh ăn. Tác dụng ích tỳ vị, bổ gan thận, kích thích tiêu hóa.

Bài 7: Nấm hương 20g, đông trùng hạ thảo 10g, đậu phụ 200g. Nấm hương và đông trùng hạ thảo và ngâm nước cho nở to. Nấm hương thái chỉ xào với đậu phụ và đông trùng hạ thảo, thêm nước đun khoảng 30 phút, thêm gia vị, ăn trong bữa cơm. Dùng tốt cho người gan nhiễm mỡ, gầy yếu.

Bài 8:Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, nấu canh ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bị viêm gan mạn tính.

Lương y Nguyễn Văn Quyết

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook