>>5 lầm tưởng nguy hiểm nhưng rất phổ biến góp phần “giết chết” bệnh nhân ung thư
PH thể thấp gây nhiều nguy cơ
Theo TS Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Hà Nội), đối với các chất lỏng trong cơ thể, pH chính là thang đo để đánh giá tình hình sức khỏe của cơ thể.
Khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít có thể làm phát sinh tế bào ung thư
|
Dung dịch trung tính có pH = 7 và độ pH càng thấp thì tính axít càng cao. Các tế bào sống của cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi pH.
“Cơ thể hoạt động tốt nhất trong môi trường pH hơi kiềm từ 7,365 – 7,4. Để duy trì được pH này, cơ thể có nhiều chất đệm tham gia”, TS Giang chia sẻ.
Trong cân bằng kiềm toan, phổi và thận đóng vai trò rất quan trọng. Phổi có chức năng điều chỉnh PaCO2 (phân áp CO2 trong máu động mạch). Thận có chức năng hấp thụ, thải trừ bicarbonat và thải trừ axít dưới dạng photphat axit hoặc amoniac.
TS Giang cho biết thêm, khi pH xuống dưới 7,365 sẽ gây ra một loạt thay đổi nghiêm trọng của cơ thể như: Thay đổi cấu trúc tế bào, giảm chức năng não, mất chất khoáng dự trữ, giảm oxy máu, giảm hoạt động của enzyme, gây viêm và làm tổn thương các cơ quan và làm suy giảm hệ miễn dịch.
TS Giang phân tích, khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động giảm sút dẫn đến suy thoái, hư hỏng.
TS Phùng Tuấn Giang |
Do đó các bế bào sẽ tìm cách sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào bị cong và biến dạng, màng tế bào mỏng và yếu.
Từ đó có thể phát sinh ung thư. Các tế bào cũng phát triển mạnh trong môi trường axít.
Ngoài ra khi cơ thể nhiều axit, nó sẽ buộc lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, lâu dần làm mất chất khoáng dự trữ, ảnh hưởng đến răng, tóc, xương…
Với máu, pH lý tưởng duy trì ở mức 7,365, nếu xuống dưới 7,2 là có dấu hiệu nguy kịch, dẫn tới tử vong do hồng cầu sẽ có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn cục bộ các mao mạch, các tế bào bị thiếu oxy, từ đó gây ra hàng loạt các rối loạn về chuyển hóa, cơ thể mệt mỏi.
Với các cơ quan, axit tích tụ ở da có thể gây phát ban, chàm, ngứa, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm đường tiết niệu…
Đáng lưu ý, trong môi trường axít, hoạt động sản xuất bạch cầu bị giảm làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội cho bệnh tật phát sinh.
Phương pháp kiềm hoá cơ thể
TS Giang cho biết, để xác định mức pH của cơ thể có thể sử dụng giấy quỳ thông qua nước bọt và nước tiểu, nên thực hiện vào sáng sớm sau khi thức dậy. Nếu pH>7 tức cơ thể khỏe mạnh.
Bảng chia các nhóm thực phẩm theo tính axít và kiềm
|
Để kiềm hoá cơ thể, cần thực hiện đồng bộ từ ăn uống đến tập luyện.
– Chế độ ăn: Theo TS Giang, xu hướng chế độ ăn hiện nay thì 80% thực phẩm đưa vào có tính axít và chỉ có 20% có tính kiềm.
Do đó để cân bằng, cần thực hiện chế độ ăn ngược lại, 80% thực phẩm kiềm, 20% thực phẩm có tính axít.
Trong đó thực phẩm chứa kiềm cao nhất là nhóm rau, củ quả như măng tây, hành tây, cải bó xôi, cải xanh, tỏi, mùi tây, chanh, dưa hấu, bưởi, xoài, đu đủ, dầu oliu. Kế đến là khoai lang, đâu bắp, xà lách, cần tây, táo, lê…
Các loại thực phẩm giàu tính axít cần tránh là tinh bột, đường hoá học, đường tinh luyện, các loại quả khô như việt quất, mận và các loại hạt như lạc, óc chó…
– Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Khi ngủ, do thở sâu hơn thức nên axít dư thừa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Giấc ngủ sâu tạo ra môi trường kiềm.
– Tập thể dục, vận động điều độ mỗi ngày 30 phút để duy trì pH trung bình của cơ thể.
– Tránh xa căng thẳng, stress.
– Uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Nước tham gia trong mọi quá trình trao đổi chất, ion, cũng như hoạt động sinh lý, tâm lý của cơ thể. Nước giúp cân bằng nội môi và giải độc cơ thể. Tránh xa các loại nước ngọt vì chúng tạo môi trường axít và gây ra hàng loạt bệnh tật.
Theo Vietnamnet
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.