Chỉ với một số chú ý đơn giản, bạn có thể giúp việc ghi nhớ trở nên nhanh chóng, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho trí nhớ của mình.
Nhiều người cho rằng trí nhớ của con người sẽ đạt ngưỡng cực đỉnh trong giai đoạn trưởng thành và dần suy giảm khi chúng ta về già, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Trên thực tế, cuộc sống hiện đại với nhiều yếu tố như chế độ ăn nghèo nàn, các chất độc hại, stress hay thiếu ngủ…cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến trí nhớ con người bên cạnh yếu tố về tuổi tác. Đó là những yếu tố mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát, điều chỉnh để dần khôi phục và tăng cường trí nhớ của mình.
1. Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Thực phẩm có thể giúp con người cải thiện và duy trì trí nhớ một cách đáng kể, tuy nhiên chúng ta lại không hề để ý đến điều đó. Một chế độ ăn đa dạng bao gồm nhiều rau xanh, hoa quả và các chất béo có lợi sẽ rất tốt cho não bộ. Vì vậy, bạn nên tăng cường lượng chất béo động vật omega-3 vào cơ thể, tránh xa đường và carbohydrates.
2. Rèn luyện não bộ
Thực hiện rèn luyện não bộ đều đặn không chỉ duy trì sự phát triển của não mà còn góp phần thúc đẩy các mối liên kết thần kinh mới giúpcải thiện trí nhớ. Khi não bộ được hoạt động trong điều kiện tốt nhất, các tế bào thần kinh sẽ được nhân lên, từ đó tăng cường các liên kết giữa chúng và khả năng tự bảo vệ.
Rèn luyện não bộ đều đặn sẽduy trì sự phát triển của não vàgóp phần thúc đẩy các mối liên kết thần kinh mới giúpcải thiện trí nhớ.
Trí nhớ con người, cũng giống như sức mạnh của cơ bắp, luôn cần được rèn luyện để vận hành một cách tốt nhất. Vận động não bộ nhiều sẽ cho phép bạn tiếp nhận và xử lý thông tin một cách tốt hơn. Hãy thử sức não bộ bằng nhiều câu đố và trò chơi, tham gia nhiều công việc có tính thách thức cao để giúp các vùng cơ của não được linh hoạt hơn.
3. Rèn luyện cơ thể
Các bài tập thể chất thực sự cần thiết cho sức khỏe não bộ bên cạnh những lợi ích thường thấy đối với cơ thể. Tập luyện giúp não bộ được cân đối và sắc bén hơn. Các hoạt động thể chất sẽ tăng lưu thông oxy lên não, giảm thiểu các chứng bệnh có thể dẫn đến mất trí nhớ, ví dụ như bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp ta giảm stress, kích thích các mối liên hệ thần kinh mới, rất tốt cho não bộ.
4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học và trí nhớ của con người. Thông thường, não bộ sẽ có hoạt động tăng cường trí nhớ, thường diễn ra trong những giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ. Bởi lẽ đó, ta luôn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ ngon để có thể tạo điều kiện cho trí nhớ được cải thiện.
5. Tránh stress
Dẫu biết rằng stress là một phần khó tránh trong cuộc sống hiện đại nhưng nếu muốn trí nhớ của mình không bị tổn hại, bạn nên hạn chế tình trạng này nhiều nhất có thể. Chứng stress kinh niên có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm, đãng trí khi các tế bào não dần bị phá hủy. Để giảm thiểu stress, bạn nên tham gia một số hoạt động như tập thư giãn cơ thể, tập thể dục hay đầu tư cho một số sở thích.
6. Không làm nhiều việc một lúc
Làm nhiều việc một lúc sẽ suy giảm tốc độ làm việc của bạn, khiến bạn dễ sai sót và đãng trí hơn. Nếu bạn thực hiện nhiều công việc trong cùng một thời điểm, não bộ sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn thông tin lưu trữ và bỏ sót thông tin thực sự không cần thiết.
7. Học một kĩ năng mới
Hãy thử làm một điều mới mà bạn luôn muốn học, ví như chơi nhạc cụ hay nói một thứ tiếng khác. Những hoạt động này sẽ kích thích hệ thống thần kinh, giải tỏa stress, giảm thiểu nguy cơ bị mất trí và tăng cường sức khỏe của não bộ.
8. Cười
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, và một trong những công dụng thần kỳ của loại thần dược này chính là cải thiện trí nhớ. Một nụ cười rạng rỡ sẽ bao gồm vận động từ nhiều vùng trong não bộ và kích hoạt đáng kể các khu vực này với việc học hỏi, ghi nhớ và sáng tạo.
9. Các mẹo ghi nhớ
Các mẹo ghi nhớ sẽ là công cụ hữu hiệu giúp bạn ghi nhớ thông tin và các khái niệm. Bạn có thể sắp xếp thông tin theo một hình thức dễ nhớ, ví dụ như tên rút gọn, vần điệu, hình ảnh và tách thông tin thành nhiều chuỗi nhỏ để ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.
Lam Anh – Nguồn: LH
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.