Hướng dẫn phương pháp lượng giá dáng đi cho người chấn thương, rối loạn chức năng
Lượng giá dáng đi là phân tích cử động của con người khi đi lại, sử dụng mắt và não của người quan sát, được bổ sung bởi các trang thiết bị đo vận động và chuyển động cơ học của cơ thể và hoạt động của các cơ. Mất khoảng 8-10 phút để hoàn thành. Người lượng giá nên xem lại những câu hỏi trước khi đánh giá bệnh nhân và hỏi bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến công cụ này trước khi bắt đầu. Đầu tiên, bệnh nhân được yêu cầu hoàn thành phần dáng đi với người lượng giá vừa đi sát phía sau vừa đánh giá bước chân rũ và nghiêng chậu (foot steppage and drift), sau đó, bệnh nhân được yêu cầu hoàn thành phần thăng bằng với người lượng giá một lần nữa đứng gần bệnh nhân (hướng về phía bên phải và phía trước).
Chỉ định lượng giá dáng đi
Phân tích dáng đi được sử dụng để đánh giá, lập kế hoạch và tập luyện cho những người bị rối loạn chức năng đi lại, người cần làm nẹp trợ giúp, người có các các vấn đề liên quan đến vận động hay tư thế sau chấn thương hoặc bệnh tật.
Chống chỉ định
Những trường hợp không có chỉ định
Chuẩn bị con người và phương tiện
1. Người đánh giá: Bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, người đã được đào tạo về phân tích dáng đi đã.
2. Phương tiện: Phòng lượng giá đủ rộng (ít nhất dài trên 30m), kín đáo và yên tĩnh, ấm áp về mùa đông. Hệ thống quan sát bằng camera có nối với máy tính được cài đặt phần mềm phân tích. Các điện cực chỉ điểm để gắn với các vị trí giải phẫu ở khung chậu, khớp háng, gối, cổ chân.
3. Người bệnh: Người bệnh chỉ mặc quần áo lót để có thể quan sát được vùng thân, xương chậu, khớp háng, gối, cổ chân và các ngón chân.
4. Hồ sơ bệnh án: Phiếu đánh giá để ghi kết quả đánh giá bằng tay hoặc bảng kết quả phân tích dáng đi do máy tính cung cấp.
Các bước tiến hành
Hướng dẫn: Người bệnh đứng với người khám. Đi bộ dọc hành lang hoặc trong phòng, đầu tiên ở tốc độ “bình thường”, sau đó quay lại với tốc độ “nhanh nhưng an toàn” (sử dụng dụng cụ hỗ trợ thường ngày như gậy, khung đi)
1. Khởi đầu dáng đi (ngay lập tức sau khi nói “đi”)
bất kỳ sự do dự nào hoặc cần nhiều cố gắng để bắt đầu = 0
không do dự = 1
2. Độ dài và chiều cao bước chân
a. Thì đu chân phải
không vượt qua được chân trái đang trụ khi bước = 0
vượt qua được chân trái đang trụ = 1
chân phải không nhấc lên khỏi sàn hoàn toàn khi bước = 0
chân phải nhấc lên khỏi sàn hoàn toàn = 1
b. Thì đu chân trái
không vượt qua được chân phải đang trụ khi bước = 0
vượt qua được chân phải đang trụ = 1
chân trái không nhấc lên khỏi sàn hoàn toàn khi bước = 0
chân trái nhấc lên khỏi sàn hoàn toàn = 1
3. Tính đối xứng của bước đi
độ dài bước đi bên phải và trái không đồng đều (ước đoán) = 0
độ dài bước đi bên phải và trái đồng đều = 1
4. Tính liên tục của bước đi
dừng lại hoặc gián đoạn giữa các bước đi = 0
bước đi liên tục = 1
5. Đường đi (được ước đoán tương đối dựa vào gạch lát sàn, đường kính 30cm. Quan sát sự lệch trục của một chân trong một quãng đường khoảng 10 bước chân)
chệch hướng rõ rệt = 0
chệch hướng trung bình hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ đi = 1
đi thẳng không cần dụng cụ hỗ trợ = 2
6. Thân mình
lắc lư rõ rệt hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ đi = 0
không lắc lư nhưng gập gối, gập lưng hay dang tay trong lúc đi = 1
không lắc lư, không gập, không dùng tay hoặc dụng cụ hỗ trợ đi = 2
7. Tư thế đi
gót chân xa nhau = 0
gót chân gần như chạm nhau trong khi đi = 1
1. Quan sát bằng mắt, qua các bước sau:
Người đánh giá có thể quan sát ở phía trước hay phía bên nhưng không được làm cản trở bước đi của người bệnh. Quan sát các giai đoạn của dáng đi và quan sát cử động của khung chậu, khớp háng, gối, cổ chân và ngón chân.
Ghi kết quả quan sát vào phiếu.
2. Lượng giá bằng hệ thống phân tích dáng đi lập trình trên máy tính:
Yêu cầu người bệnh đi trên đường đã vạch sẵn và khi máy đã hiện các thông số đo thì ghi lại.
Theo dõi bệnh nhân
Không cần theo dõi sau khi đánh giá
Xử trí tai biến
Thường không có tai biến trong kỹ thuật này.
Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn lượng giá dáng đi của Bộ Y tế)
Chưa có bình luận.