Hướng dẫn kỹ thuật đặt thông tiểu ngắt quãng trong việc phục hồi chức năng tủy sống
Tiểu tiện không tự chủ và nước tiểu tồn dư do bàng quang làm thoát nước tiểu không hoàn toàn nên nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu rất phổ biến. Nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu càng cao hơn ở người bệnh đặt thông tiểu cố định. Chính vì vậy việc hiểu được cũng như thực hiện được kỹ thuật đặt thông tiểu ngắt quãng là rất cần thiết của một điều dưỡng viên.
Đặt thông niệu đạo bàng quang ngắt quãng là một phương pháp dùng một ống thông hay một ống nhựa có thể gắn với môt túi nhựa hoặc dụng cụ chứa nước tiểu, ống thông được đặt qua đường niệu đạo để trích xuất nước tiểu từ bàng quang. Ống thông niệu đạo ngắt quãng được sử dụng trong thời gian ngắn và được lấy ra ngay sau khi nước tiểu.
– Tại bệnh viện, cần thực hiện kỹ thuật đặt vô khuẩn.
– Tại nhà có thể sử dụng kỹ thuật sạch liên quan đến việc tái sử dụng ống thông
Thủ thuật thông niệu đạo- bàng quang ngắt quãng có thể được thực hiện 4-6 lần một ngày (hoặc nhiều hơn), ít thường xuyên tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu nếu áp dụng đúng kỹ thuật và khối lượng bàng quang không nên hơn 400 ml.
Chỉ định đặt thông tiểu ngắt quãng
– Tiểu tiện không tự chủ
– Bàng quang liệt hoàn toàn hoặc đang ở giai đoạn chưa hồi phục
– Bàng quang ở người liệt không hoàn toàn
Chống chỉ định đặt thông tiểu ngắt quãng
– Chấn thương bàng quang và cơ thắt bàng quang.
– Mổ cấp cứu.
– Người bệnh đang trong giai đoạn cấp của bệnh
Chuẩn bị con người và phương tiện
© Người bệnh: Điều dưỡng giải thích cho người bệnh rõ về các bước tiến hành đặt thông tiểu ngắt quãng.
© Dụng cụ
– Bộ đặt thông tiểu: 1 ống thông tiểu (nelaton); bông gạc; 1 kẹp; 1 cốc chum.
– Khay: 1 cái; gạc vaseline/KY; gạc vô trùng; găng vô trùng (nếu cần); Thuốc sát khuẩn (Povidine 10%); Túi đựng rác; Dụng cụ đựng nước tiểu (túi tiểu, bô tiểu)
– Khăn lót
Các bước tiến hành
Bước 1: Điều dưỡng viên rửa tay sạch bằng xà bông với nước trước khi làm thủ thuật cho người bệnh
Bước 2: Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
Bước 3: Soạn dụng cụ (như trên), để dụng cụ đúng vị trí qui định
Bước 4: Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp, lót khăn, hỗ trợ chân bị liệt bằng gối
Bước 5: Để bộ thông tiểu vào khay, mở bộ thông tiểu (không được đụng vào mép trong của gói vô trùng)
Bước 6: Cắt bao gạc vô trùng, dùng kẹp gắp gạc bỏ vào khay. Đổ povidine vào chén chum (vừa đủ dùng)
Bước 7:
– Nam: Một tay điều dưỡng viên nâng dương vật lên, kéo da qui đầu xuống để lộ lỗ tiểu, tay kia dùng kẹp:
+ Lấy gạc tẩm ướt povidine sát khuẩn từ lỗ tiểu rộng ra ngoài theo hình xoắn ốc.
+ Sát khuẩn cho tới sạch.
– Nữ: Tay thuận dùng kẹp gắp gạc tẩm ướt povidine sát khuẩn bộ phận sinh dục đi từ ngoài vào trong (môi lớn, môi bé, lỗ tiểu) từ trên xuống, sát khuẩn cho tới khi sạch. Gắp để lại 1 miếng gạc ngay lỗ tiểu.
Bước 8:
– Nam: Dùng kẹp gắp gạc vô trùng để duới dương vật, đặt dương vật lên miếng gạc để ngăn cách giữa bìu và đầu dương vật.
– Nữ: Dùng kẹp gắp gạc vaseline cùng miếng gạc vô trùng đưa qua tay không thuận. Tay thuận dùng kẹp Kocher kẹp đuôi ống để tay không thuận bôi trơn ống thông tiểu bằng gạc vaseline từ 4 – 5 cm xuống đến đầu ống, giữ luôn đầu ống bên tay không thuận trong gạc.
Bước 9:
– Nam: Dùng kẹp gắp gạc vaseline cùng miếng gạc vô trùng đưa qua tay không thuận. Một tay dùng kẹp để kẹp đuôi ống thông tiểu để tay kia bôi trơn ống thông tiểu bằng gạc vaseline từ 16 – 20 cm xuống đến đầu ống, giữ luôn đầu ống bàn tay trong gạc.
– Nữ: Tay thuận dùng kẹp chuyển lên cầm đầu ống thông tiểu. Tay không thuận kẹp đuôi ống vào 2 ngón tay út và áp út đồng thời bộc lộ lỗ niệu đạo và hất miếng gạc đi. Tay thuận dùng kẹp đặt ống thông tiểu vào nhẹ nhàng, từ từ. 10. Một tay dùng kẹp chuyển lên cầm đầu ống thông tiểu. Tay kia kẹp đuôi ống vào 2 ngón tay út và áp út đồng thời nâng dương vật lên thẳng đứng. Một tay dùng kẹp đặt ống thông tiểu vào nhẹ nhàng và từ từ.
Bước 10: Đặt ống thông tiểu vào cho tới khi nước tiểu bắt đầu chảy ra bóp ống lại, lấy bô hứng nước tiểu.
Bước 11: Nước tiểu chảy hết, bóp ống thông tiểu lại, kéo từ từ ống ra.
Bước 12: Lau khô vùng sinh dục bằng gạc, đo lượng nước tiểu, xem màu sắc, tính chất.
Bước 13: Thu dọn dụng cụ và rửa tay.
Bước 14:. Ghi vào phiếu theo dừi nước tiểu: ngày giờ đặt thông tiểu, số lượng, màu sắc, tính chất.
Theo dõi bệnh nhân
– Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp hàng ngày. Nếu người bệnh có sốt, rét run, đau lưng phải nghĩ đến một nhiễm khuẩn và báo cho bác sĩ điều trị.
– Theo dõi số lượng nước tiểu hàng ngày và ghi vào phiếu theo dõi
– Báo cho bác sĩ những diễn biến bất thường. Trung bình số lượng nước tiểu ở người lớn 1-2 ml/kg cân nặng/giờ. Theo dõi màu sắc, tính chất, mùi vị nước tiểu.
Tai biến và xử trí
Một số biến chứng khác:
– Nhiễm trùng tiết niệu: Thông tiểu ngắt quãng ở bàng quang ít gây nhiễm trùng tiết niệu hơn là thông tiểu lưu, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra.
– Chảy máu do tổn thương đường niệu đạo
– Gây hẹp miệng niệu đạo
– Rỉ nước tiểu
– Ứ đọng nước tiểu, tạo sỏi
– Nhiễm trùng huyết
Triệu chứng: sốt cao, rét run, đau bụng dưới, nước tiểu đục, có mùi hôi. Vi khuẩn vào đường tiết niệu theo ống thông hoặc theo thành niệu đạo. Môi trường nước tiểu thuận lợi để vi khuẩn tăng theo cấp số nhân..
Đề phòng biến chứng nhiễm trùng cần:
+ Rửa tay sạch trước khi cầm sonde.
+ Rửa da và xung quanh bộ phận sinh dục.
+ Uống nhiều nước hàng ngày (trên 2l/ ngày)
+ Toan hoá nước tiểu: Cho người bệnh uống 1g vitamin C/ngày.
Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Kỹ thuật đặt thông tiểu ngắt quãng trong phục hồi tủy sống của Bộ Y tế)
Chưa có bình luận.