Thăm khám định kỳ và lấy tiền sử sẽ giúp bộc lộ những khiếm khuyết. Các phương pháp đo lường chuẩn trên lâm sàng được thêm vào để hỗ trợ việc định lượng.
Điều này là quan trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi, để đánh giá xem bệnh nhân có tàn tật hay không:
– Những trở ngại trong cuộc sống bình thường và những mong muốn của bệnh nhân.
– Những điều làm bệnh nhân phụ thuộc vào những người khác.
– Đòi hỏi sự hỗ trợ tạm thời cho những vấn đề đặc hiệu.
– Hỗ trợ không thường xuyên hoặc thường xuyên.
– Quản lý tình hình ăn ở.
– Điều dưỡng tại nhà với sự chăm sóc trong 24h.
Điều này là cần thiết để đánh giá những vấn đề sau ở một bệnh nhân: o Khả năng thực hiện các chức năng hàng ngày o Khả năng về tinh thần, bao gồm cả sự lú lẫn và mất trí. o Tình trạng cảm xúc và vận động
Những thuật ngữ được sử dụng để định nghĩa và phân loại tình trạng tàn tật của tổ chức y tế thế giới:
– Khiếm khuyết- bất cứ sự suy giảm hoặc bất thường nào về mặt giải phẫu, sinh lý hoặc chức năng tâm lý, ví dụ một số hệ thống hoặc một phần của cơ thể không làm việc.
– Giảm khả năng- Bất cứ sự hạn chế hoặc thiếu khả năng nào (do suy yếu) trong việc thực hiện một hoạt động trong phạm vi bình thường, tức là hoạt động không thể thực hiện.
– Tàn tật- tình trạng hạn chế trong công việc bình thường do sự khiếm khuyết hoặc giảm khả năng, ví dụ hệ quả xã hội.
Do đó:
– Một người liệt nửa người là một người khiếm khuyết.
– Một người không có khả năng giặt hoặc mặc quần áo là một người giảm khả năng.
– Một người không có khả năng làm một nghề nghiệp là một người tàn tật.
Những đào tạo lâm sàng giới thiệu ở những phần đầu của cuốn sách này tập trung vào đánh giá những tình trạng khiếm khuyết. Giảm khả năng và tàn tật không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức và là những mặt thực tế và xã hội của việc giải quyết bệnh tật. Điều này là một sai lầm nếu bác sĩ bị bận tâm bởi khiếm khuyết, vì bệnh nhân thường hiểu giảm khả năng là vấn đề lớn. Một bản mô tả tóm tắt ở một bệnh nhân có thể bao gồm những điều sau:
– Bệnh nguyên-tăng cholesterol máu có tính gia đình.
– Bệnh sinh.
– Xơ vữa động mạch.
– Huyết khối động mạch não giữa bên phải.
– Khiếm khuyết.
– Liệt nửa người trái.
– Liệt tay trái, không thể duỗi thẳng tay, đầu gối.
– Những dấu hiệu thần kinh vận động bên trên ở tay trái và mặt.
– Giảm khả năng-khó khăn trong việc ăn uống. Không thể lái xe.
– Tàn tật.
+ không thể làm những việc ví dụ như bán hàng.
+ ngại ngùng khi hòa nhập xã hội.
– Hoàn cảnh xã hội – đối tác có thể lo được cho cuộc sống ngày qua ngày, nhưng không có thu nhập từ việc làm và là vấn đề lớn hiện nay của xã hội
Đánh giá sự khiếm khuyết
Thăm khám định kỳ và lấy tiền sử sẽ giúp bộc lộ những khiếm khuyết. Các phương pháp đo lường chuẩn trên lâm sàng được thêm vào để hỗ trợ việc định lượng ví dụ:
– kiểm tra luyện tập trên máy chạy bộ;
– lưu lượng tốc ký đỉnh;
– hội đồng nghiên cứu y khoa về sức mạnh cơ bắp;
– làm một ngôi sao năm cánh từ các que diêm (để phát hiện rối loạn phối hợp động tác trong bệnh não gan).
Bảng câu hỏi có thể cung cấp một chỉ số bán định lượng những mặt quan trọng của khiếm khuyết và cung cấp một mô tả ngắn gọn về bệnh nhân. Vai trò của bảng câu hỏi là một phần của danh sách kiểm tra để bảo đảm rằng các câu hỏi “chìa khóa” đã được hỏi.
Chức năng nhận thức
Ở người cao tuổi, sự suy giảm chức năng nhận thức có thể được đánh giá bởi bảng câu hỏi 10 điểm kiểm tra tâm thần được giới thiệu bởi Hodkinson. Kiểm tra các kỹ năng giao tiếp bình thường. Mỗi câu trả lời đúng được đánh dấu vào bảng 10 câu hỏi:
– Tuổi bệnh nhân.
– Thời gian( giờ gần nhất).
– Cung cấp địa chỉ, cho bệnh nhân lặp lại vào phần kết bài kiểm tra, ví dụ 42 West Stress hoặc 92 Columbia Road.
– Nhận ra hai người.
– Năm (nếu là tháng giêng thì năm liền trước được chấp nhận).
– Tên địa chỉ, ví dụ bệnh viện hoặc khu vực thị trấn nếu ở nhà.
– Ngày sinh của bệnh nhân.
– Năm bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất.
– Tên thủ tướng Anh, tổng thống Mỹ.
– Đếm ngược từ 20 về 1( không được phép có lỗi trừ khi bệnh nhân tự sửa chữa).
– Kiểm tra lại địa chỉ.
Đây là một thử nghiệm cơ bản để phát hiện sự suy giảm nhận thức, thay đổi trong trí nhớ và sự định hướng. Nó có ưu điểm là ngắn gọn, sử dụng kiến thức tương đối cụ thể và được sử dụng rộng rãi. Ở người cao tuổi, 8-10 điểm là bình thường, 7 có thể là bình thường, nhỏ hơn hoặc bằng 6 điểm là bất thường.
Những vấn đề cụ thể, ví dụ sự nhầm lẫn hoặc đi lang thang vào ban đêm không nằm trong thử nghiệm này, và cho thấy rằng đây là một thử nghiệm hữu ích nhưng không thay thế cho lâm sàng được.
Tác động và sự cố gắng
Động lực là một yếu tố quan trọng tham gia vào việc thành công trong phục hồi chức năng. Sự phiền muộn, đi kèm với thiếu động lực là một nguyên nhân chính gây ra sự tàn tật.
Hỏi về những triệu chứng của trầm cảm và những thăm khám có liên quan, ví dụ: Tâm trạng của bạn như thế nào? Bạn có mất sự quan tâm đến mọi thứ?
Thay đổi lối sống thích hợp, sự giúp đỡ của người thân và bạn bè, có thể là chìa khóa để tăng động lực ở bệnh nhân. Các dược phẩm điều trị trầm cảm cũng có thể hữu ích.
Đánh giá tình trạng tàn tật
Đánh giá những hạn chê trong các hoạt động hàng ngày thường là chìa khóa của thành công trong việc đánh giá bệnh nhân.
Làm một danh sách những khuyết tật riêng biệt từ các vấn đề khác ví dụ chẩn đoán, các triệu chứng, các vấn đề xã hội.
Các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (ADL)
Danh sách này có thể có mặt các thiết lập ưu tiên, bao gồm các nghiên cứu hoặc các liệu pháp có khả năng có lợi cho bệnh nhân.
Đây là những chức năng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của sự tự lập ở người cao tuổi. Một số thang về mức độ khuyết tật đã được sử dụng. Trong số đó, chỉ số Barthel của ADL, ghi lại các khuyết tật sau đây có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc và đi lại:
– Khả năng đại tiểu tiện tự chủ.
– Khả năng sử dụng nhà vệ sinh.
– Chải tóc.
– Ăn uống.
– Mặc quần áo.
– Tắm.
– Di chuyển ví dụ từ ghế sang giường.
– Đi bộ.
– Sử dụng cầu thang.
Đánh giá này chỉ ra trạng thái hiện tại và không phải là nguyên nhân cơ bản hoặc cải thiện khả năng. Nó không bao gồm các chức năng nhận thức hoặc trạng thái tình cảm. Tổng số điểm cung cấp một đánh giá tổng thể hoặc sơ lược về sự phụ thuộc của bệnh nhân, nhưng so sánh giữa các bệnh nhân là khó khăn vì họ có thể có các khuyết tật kết hợp. Điểm số phụ thuộc vào tình trạng khuyết tật và khả năng có sẵn.
Các hoạt động sử dụng các công cụ hàng ngày (IADL)
Đây là những yêu cầu phức tạp hơn một chút, có liên quan đến khả năng sống tự lập của bệnh nhân. Thường đòi hỏi những đánh giá đặc biệt ở môi trường trong nhà ở.
– Chuẩn bị một bữa ăn.
– Làm việc nhà nhẹ.
– Sử dụng phương tiện đi lại.
– Quản lý tiền nong.
– Mua sắm.
– Giặt đồ.
– Uống thuốc.
– Sử dụng điện thoại.
Trao đổi thông tin
Ở người cao tuổi, khó khăn trong giao tiếp là một vấn đề phổ biến, và sự suy giảm ở những điều sau đây có thể cần chú ý đến:
– Điếc (có cần đến một máy trợ thính không?).
– Lời nói (rối loạn vận ngôn do thiếu răng?).
– Kêu gọi sự giúp đỡ khi cần thiết.
– Hỗ trợ cho việc đọc ví dụ kính lúp, kính đeo mắt.
Phân tích tình trạng giảm khả năng, tàn tật và đặt ra các mục tiêu
Sau khi viêt ra danh sách những khuyêt tật, điêu cần thiêt là tạo ra một kê hoạch điều trị với những mục tiêu cụ thể. Kê hoạch này cần phải thực tê. Một nhóm tiêp cận đa ngành bao gồm nhân viên xã hội, vật lý trị liệu, y tá và bác sĩ thường là cần thiêt để phục hồi chức năng ở người cao tuổi.
Các mục tiêu cụ thể trong việc điều trị ở người cao tuổi bao gồm:
– Để chẩn đoán, nếu có thể, đặc biệt là ở những bệnh có thể điều trị được.
– Để bệnh nhân thoải mái và giảm bớt các vấn đề và sự căng thẳng, ngay cả khi bệnh đó không chữa được.
– Để cung cấp thêm thời gian cho bệnh nhân, thậm chí ngay cả khi không thể sống thêm lâu được.
Những khía cạnh cụ thể có thể cần chú ý đến bao gồm:
– Giảm bớt các vấn đề xã hội nếu có thể.
– Cải thiện vấn đề sưởi ấm, quần áo, khu nấu ăn, nhà vệ sinh.
– Sắp xếp các dịch vụ hỗ trợ ví dụ giúp đỡ mua sắm, cung cấp các bữa ăn, tham gia các trung tâm chăm sóc sức khỏe, vui chơi ban ngày.
– Tổ chức thăm hỏi thường xuyên từ những người y tá hoặc các tổ chức giúp đỡ khác.
– Chắc chắn rằng gia đình, láng giềng và bạn bè hiểu được tình trạng bệnh nhân.
– Điều trị trầm cảm.
Cung cấp những sự trợ giúp ví dụ:
– Những vật dụng cầm tay lớn.
– Đi lại bằng khung hoặc nạng.
– Giày chống trượt.
– Tay cầm ở nhà vệ sinh hoặc nhà tắm.
– Tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân đến các trung tâm trợ thính, kỹ thuật viên kính mắt, bác sĩ chuyên khoa các bệnh về chân, nha sĩ.
– Đảm bảo các loại thuốc được duy trì ở mức thấp nhất, hướng dẫn và đóng gói thích hợp cho bệnh nhân.
Xác định nguyên nhân gây ra khuyết tật
Những khuyết tật cụ thể có thể gây ra do những nguyên nhân cụ thể mà có thể làm giảm nhẹ được. Ở người cao tuổi, những vấn đề phổ biến bao gồm:
Nhầm lẫn
Đây là một khiếm khuyết. Những nguyên nhân thường gây ra gồm:
– Nhiễm trùng.
– Thuốc.
– Các bệnh khác, ví dụ suy tim.
– Mất chức năng giác quan, ví dụ điếc, mù.
Giả sử mọi sự nhầm lẫn là một đáp ứng cấp với một nguyên nhân không rõ.
Không kìm hãm được
– Nhà vệ sinh ở xa ví dụ trên tầng.
– Hạn chế về dáng đi.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu.
– Táo bón.
– Sa tử cung.
– Tiểu đường
Off legs
– Suy giảm hệ thần kinh.
– Gãy xương không do chấn thương.
– Chán nản.
– Những bệnh tật khác ví dụ nhiễm trùng, suy tim ,suy thận, tiểu đường, hạ kali máu, nhược giáp.
Té ngã
– Thảm không vững chắc.
– Cầu thang tối.
– Tầm nhìn hạn chế, ví dụ đục thủy tinh thể, hạ huyết áp tư thế.
– Loạn nhịp tim.
– Động kinh.
– Thiếu hụt ở hệ thần kinh ví dụ bệnh Parkinson, liệt nhẹ nửa người.
– Ho hoặc chứng ngất khi đi tiểu.
– Nhiễm độc.
Chưa có bình luận.