Thứ Tư, 25/05/2016 | 05:52

Bệnh nào thuốc ấy, mỗi bệnh một đơn thuốc là nguyên tắc không cần nghĩ bàn khi sử dụng trị liệu bằng y học, dù là Tây y hay Đông y. Trong khi đó mỗi môn khí công chỉ có một bộ động tác, đôi khi rất đơn giản, nhưng người tập lại có thể khỏi được nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy bí ẩn nằm ở chỗ nào?

Trong bối cảnh giao thương toàn cầu hóa, nhiều người phương Tây có dịp tiếp xúc với tinh hoa văn hóa phương Đông, bao gồm cả khí công, yoga, thiền định… Bạn sẽ không khó để bắt gặp những câu lạc bộ hay trung tâm dạy khí công tại một thành phố nào đó trên các đất nước thuộc châu Âu hay Mỹ. Cũng nhờ đó, một số nghiên cứu khoa học về khí công đã được tiến hành, giúp khẳng định công hiệu kỳ diệu của chúng đối với sức khỏe con người, vén mở thêm những bí ẩn về phương pháp dưỡng sinh, tu luyện của người xưa.

Sự khác biệt giữa khí công và thể dục

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa khí công và thể dục, cho rằng tập khí công cũng giống như thể dục, có vận động thì là tốt cho sức khỏe. Họ lý luận kiểu như, tập môn nào cũng thế. Thực ra, sự khác biệt giữa khí công và thể dục là rất to lớn, từ bên ngoài cho đến nguyên lý và ý nghĩa sâu xa bên trong. Thậm chí ngay giữa các môn khí công với nhau cũng hoàn toàn khác biệt.

Khí công có nhiều môn phái khác nhau, nhưng dường như Thái Cực Quyền và Pháp Luân Công là hai môn khí công được công chúng biết đến và theo tập nhiều hơn cả trong thời đại hiện nay.

Thái Cực Quyền được Trương Tam Phong – vị Đạo sĩ nổi danh xuyên qua các triều đại Tống, Minh, Nguyên – sáng lập nên. Thân thế của ông hiện vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng người ta cho rằng ông là người duy nhất được vài vị hoàng đế tìm đến phong danh hiệu. Hoàng đế Minh Anh Tông phong cho ông danh hiệu là “Thông vi hiển hóa chân nhân”; Minh Hiến Tông phong cho ông danh hiệu là “Thao quang thượng chí chân tiên”; Minh Thế Tông phong tặng tước hiệu “Thanh hư nguyên diệu chân quân”. (Đạo gia tu Chân, nên những tên hiệu này đều có một chữ “Chân”). Suốt triều đại nhà Minh, từ bậc đế vương tới bách tính, đạo rất phổ biến và được coi trọng, điều này không thể tách khỏi ảnh hưởng to lớn của Trương Tam Phong.

Trương Tam Phong quan sát trận đấu giữa hạc và rắn rồi sáng tạo ra Thái Cực Quyền (Ảnh: internet)

Động tác của Thái Cực Quyền thoạt nhìn thì thấy mềm mại như múa, nhưng lại uy lực không kể xiết. Có một câu chuyện kể rằng, Trương Tam Phong quan sát hạc và rắn đánh nhau. Hạc từ trên cây sà xuống đấu với rắn nằm khoanh tròn. Con rắn đang tĩnh chợt động, tránh né vô cùng linh động. Với hiểu biết của mình về Đạo và trường phái Thiếu Lâm ngoại gia, Trương Tam Phong đã sáng tạo một môn võ mới dựa vào đạo lý “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương”…

Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công.

Đình Vũ

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook