Chủ Nhật, 06/09/2015 | 15:50

Ho là một nhát thở ra mạnh và đột ngột, nhằm đẩy những chất tiết và dị vật ra khỏi khí phế quản.

Ho là một nhát thở ra mạnh và đột ngột, nhằm đẩy những chất tiết và dị vật ra khỏi khí phế quản.

CÁCH KHÁM BỆNH NHÂN HO

Hỏi bệnh rất giá trị. Chú ý hỏi xem:

– Ho cấp (mới ho) hay mạn (đã lâu)?

– Có sốt không?

– Có đờm không? Mô tả đờm

– Có theo mùa không?

– Có nhân tố nguy cơ không? Thuốc lá, tiêm ma túy, tình dục đồng giới, nằm bất động lâu, môi trường …

– Tiền sử có gì đặc biệt: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, cơ địa dị ứng, đang uống thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Khám thực thể

Trước hết tìm suy tim: có bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Nghe phổi có giá trị, thí dụ:

– Tiếng thở rít, thở khò khè trong bệnh thanh quản.

– Nhiều ran rít, ran ngáy trong cơn hen phế quản.

– Ran ẩm một vùng trong viêm phổi.

– Ran ẩm nhỏ hạt hai đáy phổi trong suy tim.

Gõ phổi, sở rung thanh cũng giúp chẩn đoán các hội chứng tràn dịch (ba giảm), hoặc hội chứng đông đặc (gõ đục, rung thanh tăng, ran ẩm).

Chụp X quang phổi có thể cho thấy viêm phổi, u phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, hoặc hạch rốn phổi. Nhưng chỉ cần chụp phổi khi nào mà khám lâm sàng không chẩn đoán được bệnh gây ho, nhất là ở những cơ sở thiếu phương tiện

Khảo sát đờm

Rất cần, thầy thuốc phải tự mình nhìn đờm bệnh nhân (hỏi không đủ) xem đặc hay loãng, trong hay đục, ít hay nhiều, có rớm máu không, có mùi vị gì lạ không? Sau đó, đưa xét nghiệm tìm các vi sinh vật gây bệnh, Nên nhớ rằng ở phụ nữ, trẻ em và người yếu quá, nhiều khi nuốt đờm chứ không khạc ra ngoài.

Những khám chuyên khoa sâu hơn: như soi phế quản, đo chức chức năng phổi chỉ cần làm trong một số trường hợp khó và nặng.

TÌM NGUYÊN NHÂN HO

Trường hợp ho cấp tính, xem có nhiễm khuẩn không?

Nếu có nhiễm khuẩn, nguyên nhân có thể là:

+ Viêm họng cấp: ho ít đờm, họng đỏ và đau, có thể sưng hạch cổ và dưới hàm. Đa số do virus, nên không cần kháng sinh.

Nếu do liên cầu hoặc các vi khuẩn khác, cho uống phenoxymethylpenicilin (penicilin V) 500mg mỗi lần dùng 2 lần/ 24 giờ. Trẻ em: uống 25-50mg/kg/24 giờ, chia làm 4 lần. Uống trong 10 ngày liền.

Hoặc: erythromycin 500mg x 2 lần/24 giờ, uống trong 10 ngày.

TCYTTG khuyên tiêm bắp benzathin-penicilin một liều duy nhất 1.200.000 đơn vị.

– Viêm phế quản cấp: ho đờm mới đầu ít, sau tăng dần, phổi nhiều ran phế quản. Đa số do virus, nên không cần kháng sinh. Khi có bội nhiễm, thì dùng kháng sinh như trên.

– Viêm phổi: sốt, ho, đau ngực, khó thở, khám thấy hội chứng đông đặc. Ở trẻ em và người cao tuổi, thì tiên lượng xấu. Cần cho kháng sinh:

Benzylpenicilin, 1 triệu đơn vị mỗi lần, tiêm bắp 4-6 lần trong 24 giờ. Có thể thay bằng cotrimoxazol, erythromycin, amoxicilin. Trong những ca nặng, phải dùng gentamicin, cephalothin…

– Áp xe phổi: lâm sàng rất giống viêm phổi, khi khạc ra rủ hoặc khi có phim X quang mới phân biệt được. Chữa bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc dùng:

Benzylpenicilin tiêm bắp như trên, phối hợp với metronidazil tiêm tĩnh mạch 500mg mỗi lần, tiêm 3 lần/24 giờ, dùng trong 1-2 ngày đầu, sau đó uống 200-400mg mỗi lần, uống 3 lần trong 24 giờ.

Nếu không có biều hiện nhiễm khuẩn, nên nghĩ đến:

– Hít phải vật là vào đường thở như viên bi, nhân lạc…

– Phù phổi cấp: ho có rất nhiều đờm, kèm theo khó thở dữ dội và nhiều dấu hiệu tim mạch.

Trường hợp ho mạnh tính, nên nghĩ đến.

– Viêm phế quản mạn: ho khạc đờm ít nhất 3 tháng, có khi 2 năm. Nên ít dùng thuốc ho, mà chủ yếu là làm long đờm.

– Giãn phế quản: đờm nhiều hơn

– Lao phổi: sốt nhẹ, gầy sút, khạc ra máu.

– Ung thư phế quản, trung thất …

– Viêm họng mạn: ho không có đờm

– Nghiện thuốc lá, thuốc lào

– Suy tim: ho ít đờm, tăng lên khi làm nặng hoặc khi nằm.

– Dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin: nếu ho nhiều, phải ngừng thuốc loại này.

– Ho do tâm lý.

Điều trị ho

Trước một người bệnh ho, điều trị cốt yếu là phải tìm xem ho do bệnh gì, rồi chữa bệnh đó thật tốt. Về triệu chứng ho, có nên chữa hay không, còn tùy từng trường hợp.

Có những trường hợp không nên chữa ho, mà chỉ chữa nguyên nhân gây bệnh. Đó là vì ho khi đó còn có ích: ho tống ra khỏi bộ máy hô hấp những vật “gây phiền hà” cho cơ thể như các dị vật (do sặc, hóc … ), xác vi khuẩn và bạch cầu (mủ trong viêm phế quản cấp hoặc mạn), các chất nhày do tăng tiết (hen phế quản …). Chấm dứt ho bằng thuốc trong những trường hợp này chỉ làm bệnh nặng và kéo dài thêm, vì giữ lại các vật có hại và cản trở thông khí.

Nhưng có khi cần phải dùng thuốc chống ho: ho khan (ví dụ ho do suy tim, do kích thích đường thở), ho đêm làm mất ngủ, ho nhiều kéo dài làm mệt người…

Những thuốc hay dùng để chữa triệu chứng ho là:

+ Codenin: viên 10mg: người lớn mỗi lần uống một viên, dùng 2-4 lần/24 giờ. Cũng tác dụng trung ương như codein.

+ Opi trong các viên ho giảm thống, ho long đờm và trong nhiều chế phẩm khác cũng có tác dụng chữa ho.

* Lưu ý: khi dùng những thuốc trên, như codein, codethylin, morphin (hoặc chế phẩm có thuốc phiện), thầy thuốc và dược sĩ cần phải tuân thủ triệt để mọi nguyên tắc của bảo quản và sử dụng loại thuốc gây nghiện.

+ Các thuốc làm loãng đờm như acetylcystein, bromhexin cũng giảm ho bằng cách làm đờm loãng ra và dễ được tống ra ngoài.

+ Một số thuốc dân gian như viên bạc hà, cao bách bộ, viên cam thảo cũng có ích trong những cơn ho nhẹ.

+ Nước uống nhiều cũng làm loãng đờm và bớt ho.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook